Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây đinh lăng hiệu quả cao 2021

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây đinh lăng hiệu quả cao 2021

Bạn muốn trồng đinh lăng lấy củ, hay trồng đinh lăng trong nhà để làm bonsai, cũng có thể bạn không muốn trồng trong chậu mà trồng trước nhà thì sao! với những kỹ thuật trồng cây đinh lăng sau đây hy vọng sẽ giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn. 

Vì cây đinh lăng có giá trị rất lớn đến y học nên nhiều người đã thực hiện trồng cây đinh năng ngòi ruộng, hoặc vườn rộng để thu hoạch cho năng suất cao hơn.

Cách trồng cây đinh lăng nguồi ruộng năng suất cao:

Chuẩn bị trồng:

– Đinh lăng là loại cây chịu hạn, không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình. Khi trồng đại trà, diện rộng, người dân phải cày bừa làm đất tơi, lên luống cao 20cm, rộng 50cm. Nếu ở vùng đồi, người trồng phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm. Đinh lăng trồng bằng cách giâm cành và có thể trồng được cả bốn mùa nhưng tốt nhất là giữa xuân.

– Thời vụ: Người nông dân nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè, cây được trồng cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng. Người trồng có thể giâm cành bằng cách đem hom cắm xuống đống cát để trong bóng mát, khoảng cách trồng: 40 x 50 cm hoặc 50×50 cm. Mật độ của cây là khoảng 40.000 đến 50.000 cây/ha.

giống cây trồng đinh lăng
Giống cây trồng dinh lăng đang được ươm.

Phân bón và kỹ thuật bón phân:

– Bón lót: Mỗi hecta, người dân nên bón lót 10-15 tấn phân chuồng, 400-500 kg phân NPK, bón toàn bộ lượng phân lót, tránh bón sát vào hom giống.

– Bón thúc: Ở năm đầu, vào tháng 6 sau khi trồng, cây cần được bón thúc 8kg urê/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2, vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, cây nên được bón thêm phân chuồng 6 tấn/ha và 300 kg NPK+100 kg kali. Ngoài ra người trồng cần bón thúc vào mùa thu, vun đất phủ kín phân bón để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây đinh lăng hiệu quả cho năng suất cao
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây đinh lăng hiệu quả cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng:

Người trồng đặt hom giống cách nhau 50cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm. Khi trồng xong, người dân nên phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Nếu đất khô, người nông dân phải bơm nước ngập 2/3 luống hoặc tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không được để ngập nước, nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống. Có hai cách trồng.

– Một là kết hợp làm cảnh và thu dược liệu: Người dân có thể trồng thành từng hốc hoặc từng hàng thẳng tắp hoặc theo hình dáng tuỳ thích (hình thoi, vòng tròn, vòng ô voan…)

– Trồng từng hốc: Người trồng đào hốc có đường kính 1m, sâu 35-40cm, lót đáy hố bằng miếng PE hay nilon cũ (để rễ cây tập trung trong hố, khi thu hoạch sẽ lấy gọn cả bộ rễ một cách dễ dàng). Sau đó, người dân trộn đất với phân chuồng hoai mục (10kg) cho đầy hố, nén đất xuống rồi trồng cây đã ươm vào, ba cây một hố theo hình tam giác đều, cây cách cây 50cm. Cây cần được tưới nước và ấn chặt đất xung quanh gốc, người chăm nên vun đất tạo thành vồng có rãnh thoát nước xung quanh. Nếu có, bèo tây ủ vào gốc để giữ ẩm là tốt nhất.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây đinh lăng hiệu quả cho năng suất cao

Lưu ý khi trồng cây đinh lăng:

Đinh lăng tẻ là loại lá sẻ thùy to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, năng suất thấp. Loại này người dân không nên trồng.

Đinh lăng nếp là loại lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dày cho năng suất cao và chất lượng tốt, đây là loại hay được chọn để làm giống.

Một số loại đinh lăng khác như  đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana Baill), đinh lăng trổ (Đinh lăng viền bạc), đinh lăng lá to (Đinh lăng ráng Polyscias filicifolia (Merr) Baill, đinh lăng đĩa (Polyscias scutellarius (Burm f) Merr), đinh lăng rang (lá 2 lần kép, thân màu xám trắng, tên gọi khác là Polyscias serrata Balf). Đây là loài đang sử dụng nhiều nhất.

Cách trồng đinh lăng trong chậu:

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây đinh lăng hiệu quả cho năng suất cao

Chọn đất và chậu:

Đất trồng: Để giúp Cây Đinh Lăng Giống nhanh bén rễ, bạn có thể trộn hỗn hợp đất thịt tự nhiên hay đất pha cát và phân hữu cơ hoai mục cùng ít trấu sống theo tỷ lệ 2:1: 0,5. Hoặc bạn có thể dùng đất sạch ngoài thị trường có đóng bao sẵn trộn thêm đất dinh dưỡng phân trùn quế theo tỷ lệ 2:1.

Chậu trồng: Nếu muốn Cây Đinh Lăng phát triển mạnh, cành lá xanh quanh năm nên trồng vào chậu to ngay từ lúc trồng, tránh sang chậu cây rất dễ chết.

Cây giống: Bạn nên chọn cây có thân nhánh với kích thước khoảng 1,5 – 2cm, cắt nhánh thân thành từng đoạn ngắn ( hom giống) khoảng 18-20 cm bằng dao bén, tỉa bớt lá để hạn chế thoát nước, chấm gốc hom giống vào thuốc kích thích ra rễ như Atonik, NAA, N3M, Root… sau đó ghim hom giống sâu 5-7 cm nghiêng góc 30 độ vào khay hay chậu có lớp đất hay giá thể tơi xốp dầy khoảng 15-18 cm, dùng 4 ngón tay ấn xung quanh gốc ghim giúp cố định.Tưới nước đủ ẩm bằng vòi nước nhẹ.

Sau thời gian 25-30 ngày thì lá non bắt đầu nhú ra là hom giống đã ra rễ, khi thấy ra nhiều lá mới dài được 10 cm thì nhổ đem ra trồng trong chậu ( thời gian 50-60 ngày sau khi giâm cành).

Kỹ thuật trồng Cây Đinh Lăng trong chậu

Phương pháp trồng Cây Đinh Lăng rất đơn giản, chỉ cần lấy hom giống đã nhân giống rồi cắm vào đất đã chuẩn bị sẵn. Vun và nệm đất vào gốc cây cho chặt.

Sau khí trồng xong nên tưới nước đủ ẩm và đặt Chậu Đinh Lăng ở nơi đầy đủ ánh sáng hoặc chiếu sáng một phần. Nơi thích hợp để đặt chậu là sân thượng.

Khi mới trồng cây vào chậu thì bạn tưới nước thường xuyên cho đến khi cây ra rễ mới.

Khi Cây Đinh Lăng đã lớn nhiều cành nhánh thì có thể tưới một ngày một lần trong mùa nắng, mùa mưa tưới cách ngày.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây đinh lăng hiệu quả cho năng suất cao

Tham khảo:

Ảnh hưởng của việc trồng cây đinh lăng phong thủy:

Có nhiều bạn đọc thường thắc mắc về việc cây trồng đinh lăng trước nhà có tốt không, và cách trồng trước nhà như thế nào, chính vì vậy chúng tôi sẽ bổ sung thêm một chút thông tin mới cho mọi người cùng tham khảo như sau:

Thực tế, trong chúng ta đều đã từng nghe ít nhất về “cây bon sai” hay “bonsai đinh lăng” rồi. Cũng không tự nhiên cây “đinh lăng bonsai” lại là sự lựa chọn là cây cảnh được đặt trước nhà. hoặc trang trí phòng khách gia đình nhiều như vật.

Vì nguồn năng lượng và linh khí từ cây đinh lăng rất dồi dào, mang lại nguồn không khí trong lành, dịu mát cho mọi người.

Ngoài ra, cây đinh lăng còn giúp gia chủ chặn “khí xấu” và “giữ tài lộc”. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *