Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong mật tại nhà bằng thùng xốp, thùng gỗ

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong mật tại nhà bằng thùng xốp, thùng gỗ

Bài viết này sẽ hướng dẫn các kỹ thuật, kinh nghiệm và bí quyết nuôi ong mật tại nhà đơn giản bằng thùng xốp, thùng gỗ thông qua sự tổng hợp kèm kinh nghiệm nuôi và chăm sóc ong của chúng tôi.

Giới thiệu về ong mật

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non… và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,…

Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hòm cải tiến do người nuôi làm chỗ ở.

Ong mật là gì?

bao gồm những loài ong có đời sống xã hội và bản năng sản xuất mật ong. Con o­ng cho mật thuộc giống Apis (Apis mellifera, Apis cerana Fabr, Apis ligustica, Apis sinensis,…) hoặc các giống Maligona, Trigona,… đều thuộc họ o­ng (Apidae). Ong mật còn gọi là o­ng khoái, to con hơn, đốt đau, tổ thường ở các hốc cây, hốc đá, có thể bắt về nuôi được để lấy mật.

Ong mật có mấy loại thường gặp ở Việt Nam

Tham khảo một số giống ong mật dưới đây:

nuôi ong mật

Ong nội địa hay ong Châu Á (Apis Cerana)

Ong Apis Cerana luôn xây một vài bánh tổ song song với nhau và vuông góc với mặt đất, tổ của chúng được xây ở những nơi kín đáo như trong hốc cây, hốc đá…

Vì đặc điểm này mà người châu Á nuôi ong trong các hốc tường, đõ, hộp vuông rỗng.

Hiện tại Việt Nam có khoảng 180.000 đàn ong nội địa trong đó có hơn 50% tổng số đàn được nuôi trong các thùng hiện đại. Năng suất mật đạt trung bình khoảng từ 10 – 15 kg/ đàn/ năm.

Ong Châu Âu hay ong ngoại (Apis Mellifera)

Ong ngoại xây tổ giống như ong nội địa Apis Cerana, nhưng do kích thước cơ thể lớn, số lượng ong đông nên tổ của chúng phải rộng, lỗ tổ to hơn lỗ tổ ong Apis Cerana, lượng mật dự trữ lớn từ 25 – 30kg/đàn, ong ít bốc bay và chúng đòi hỏi nguồn hoa tập trung. Loài ong này khá hiền.

Hiện giờ nước ta có khoảng 360.000 đàn ong Ý, cho sản lượng khoảng 16.000 tấn mật, chiếm 70% tổng sản lượng mật của cả nước và chiếm 100% lượng mật xuất khẩu.

Ong ruồi (Apis Florea)

Còn gọi là Ong Hoa. Loài ong này có kích thước nhỏ nhất trong các giống Apis, chủ yếu phân bố ở các vùng có khí hậu ấm áp ở châu Á. Ong chúa dài khoảng 13mm, ong thợ 7-8 mm, ong đực 13mm, vòi hút của ong thợ dài 3,44mm

Ở nước ta ong Apis Florea có hai phân loài là ong ruồi bụng đỏ và ong ruồi bụng đen.

Ong ruồi bụng đỏ (Apis florea):

Loại ong này xây một bánh tổ trên cành cây nhỏ lộ ra ngoài không khí, phía trên phần chứa mật phình ra bám vào cành cây, còn phần dưới là lỗ ấu trùng rủ xuống. Bánh tổ được quấn phủ bằng 3-4 lớp ong thợ. Vào mùa chia đàn sẽ có lô tổ ong đực và vài mũ chúa ở phía dưới. Ong ruồi bụng đỏ có thể chia ra thành vài đàn từ một đàn đông. Chúng rất dễ bốc bay khi gặp thời tiết không thuận lợi, thiếu thức ăn và gặp kẻ thù nguy hiểm.

Lượng mật dự trữ của loài ong này ít hơn các loài ong khác, khoảng từ 0,7 – l,2kg mật nên ít có giá trị kinh tế.

Ong ruồi bụng đỏ có nhiều ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Nam.

Ong ruồi bụng đen (Apis Andreniformis):

Loại ong này có đặc điểm hình thái, tập tính sinh học và phân bố tương tự ong ruồi bụng đỏ, nhưng kích thước cơ thể của chúng nhỏ hơn một chút, phần lưng bụng có màu đen, trong khi ong Apis Florea có màu hung đỏ. Ong ruồi bụng đen dữ hơn ong ruồi bụng đỏ.

Lượng mật dự trữ của ong ruồi bụng đen không đáng kể, nên giá trị kinh tế của ong này là rất thấp, ít được người nuôi quan tâm.

Ong Khoái hay ong gác kèo (Apis Dorsata)

Còn có tên gọi là ong mật khổng lồ Đông Nam Á vì chúng có kích thước lớn nhất trong các giống ong mật. Ong thợ dài 18mm, ong đực 16mm, ong chúa dài hơn ong thợ một chút. Bụng ong thợ có màu nâu vàng, chiều dài vòi hút là 6,68mm.

Ong Khoái xây 1 bánh tổ ở ngoài không khí trên cành cây hoặc dưới các vách đá. Kích thước bánh tổ khá lớn, dài khoảng 0,5 – 2m, rộng 0,5 – 0,7m.

Phía trên bánh tổ là nơi dự trữ mật, tiếp theo là nơi chứa phấn, chứa ấu trùng và nhộng. 

Lỗ ong đực không nằm ở vùng giống như ong Apis Cerana mà nằm rải rác xen lẫn lỗ ong thợ.

 Bên ngoài bánh tổ có các lớp ong thợ bám vào, chúng có thể tự điều hoà nhiệt độ dao động 27 – 37 độ C.

 Ong Khoái lấy mật rất chăm chỉ, dự trù mật bình quân là 5kg/đàn.

Khai thác mật Ong Khoái là việc rất khó vì chúng vô cùng hung dữ. Người ta dùng khói, lửa để đuổi ong hoặc tiêu diệt cả đàn ong để lấy mật.

 Người dân ở các tỉnh nói trên có một hình thức khai thác ong Apis Dorsata rất độc đáo, có một không hai trên thế giới.

 Đó là gác kèo cho ong về làm tổ để khai thác mật, bình quân mỗi người gác từ 50 – 60 kèo, thu được 250kg mật/năm.

Ong không ngòi đốt (Apidae; Meliponiac)

Ngoài các loài ong mật Apis, ở Việt Nam còn có một số loài ong làm mật.

 Đó là ong không có ngòi đốt, do ngòi đốt bị thoái hoá, không có khả năng tấn công kẻ thù. Chúng bảo vệ tổ bằng cách chui vào tai, mắt, mũi kẻ thù để tấn công.

Cũng có sự phân chia cấp ong, xây tổ trong hốc cây, hốc đá nhưng ong không ngòi đốt có cấu trúc tổ khác ong mật. 

Tổ ong Meliponiac có dạng hình ống, các bánh tổ thường nằm ngang để nuôi ấu trùng, ấu trùng được ong đổ đầy mật – phấn rồi vít nắp lại, 2 đầu bánh tổ là các bình sáp chứa mật và phấn.

Ở nước ta, ong không ngòi đốt còn có tên là ong muỗi, ong vú, chúng phân bố ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. 

Năng suất mật của loài này không cao nhưng mật của nó rất quý.

Tham khảo:

Nuôi ong mật cho ăn gì?

Ong mật thường ăn gì

Thức ăn phổ biến nhất của ong là nước đường. Người nuôi ong không bao giờ sử dụng đường nâu hoặc đường có các chất phụ gia, vì chúng có thể gây ra bệnh kiết lị.

Nước đường loãng theo tỷ lệ 1/1 (1 phần đường tán và 1 phần nước) là tốt nhất để kích thích nuôi nuôi dưỡng con non.

Nhiều người nuôi ong bắt đầu cho ăn bằng nước đường loãng trong 10 ngày, với liều lượng hàng ngày là 7-9 oz. (200-250g).

Liều lượng này được sử dụng lúc ban đầu và người nuôi ong sẽ theo dõi chặt chẽ và thực hiện sàng lọc liên tục.

Không cần đun sôi nước khi chuẩn bị nước đường, bạn có thể đun nóng ở nhiệt độ 120-140oF (50-60oC). Nước đường đặc chứa 2 phần đường và 1 phần nước.

Không nên cho bầy ong ăn nước đường đặc trong quá trình thu thập và lưu trữ mật ong.

Thông thường, nước đường loãng được sử dụng trong mùa xuân và mùa hè, trong khi đường đặc mùa hè được dùng vào cuối mùa thu, như là một biện pháp chuẩn bị cho tổ ong khi bắt đầu vào mùa đông.

Nhiều người nuôi ong cũng sử dụng hỗn hợp gồm 2 phần đường và 1 phần nước, trong đó có thêm vào tinh dầu húng tây (hãy hỏi các chuyên gia địa phương).

Nước đường thường được đặt trong các đĩa nông, trong đó thêm vào các mảnh gỗ nhỏ khác nhau.

Chúng ta làm như vậy để giúp ong đứng trên những mảnh gỗ nổi và uống nước đường mà không bị chết đuối.

Những người nuôi ong khác sử dụng những chiếc bánh và bánh đường đặc biệt.

Hãy chú ý rằng tất cả nước đường và bánh này được đặt cẩn thận bên trong tổ ong, bởi vì nếu không chúng sẽ thu hút côn trùng và động vật ăn thịt khác.

Một số người nuôi ong báo cáo rằng trong những trường hợp hiếm hoi, họ thêm 5 pound (2,2 kg) đường tán khô bên trong tổ ong, là tuyến phòng thủ cuối cùng giúp ong không chết đói trong mùa đông.

Ở Canada, nơi nhiệt độ thường giảm xuống dưới -22°F (-30°C), một vài người nuôi ong đặt một lượng đường là 50 pound (22 kg) bên trong tổ ong như một thói quen. Hãy chú ý rằng đường và chất phụ gia có thể tạo ra bệnh kiết lỵ.

Người ta ước tính rằng đối với một tổ ong yếu trung bình có 5 khung, 3 pound (1,3 kg) thức ăn là đủ cho 2 tuần trong mùa đông.

Phấn hoa cũng cần thiết, vì vậy nhiều người nuôi ong dùng kẹo trộn với bột phấn hoa nếu không có đủ lượng dự trữ trong tổ ong.

Mặc dù phấn hoa tự nhiên là tốt nhất, bạn có thể tìm thấy các chất thay thế phấn hoa với giá tốt trong các cửa hàng đặc biệt.

Chúng thường được làm từ bột đậu nành, men bia, sữa khô và vitamin C.

Chi phí nuôi ong mật khoảng bao nhiêu?

Kỹ thuật nuôi ong mật bằng thùng xốp

Thùng xốp dùng để chế thùng nuôi ong là loại đựng quýt Trung Quốc; kích thước trong lòng rộng 28cm, dài 45cm, cao 30cm, tối đa có thể đặt được 6-7 cầu ong.

Nếu dùng loại thùng rộng 50cm, dài 45cm, cao 30cm có thể đặt được 10 cầu ong.

Cách làm cụ thể như sau: Dùng dây thép 3ly (nên dùng dây mạ kẽm để chống rỉ sét) uốn hình chữ U có chiều dài khoảng 5cm , chiều rộng khoảng 3cm xuyên qua thùng xốp cách miệng thùng khoảng 3cm làm cầu nối giữ 2 phần xi măng trong ngoài (xem hình vẽ).

Xi măng + cát bê tông tỉ lệ 1/3, đặt thước cữ đắp như đắp chỉ, phào thợ nề (xem hình vẽ).

Lưu ý: do thùng xốp tận dụng nên có kích thước không đều nhau bởi vậy độ dày gờ gác tai cầu phải hết sức lưu ý nên làm mực hệt theo khung cầu.

Ván ngăn sử dụng loại xốp cứng (vỏ thùng nho Mỹ), loại này cứng lại dai nên ong không gặm được.

mặt cắt đứng

mặt cắt ngang thùng

mặt cắt ngang

Khi đắp xi măng đặt đứng thùng theo chiều mũi tên hướng lên như hình dưới đây. Đắp 2 phần A1 trước chờ xi măng cứng (khoảng12h), nhẹ nhàng lật lên đắp nốt 2 phần kia.

Chờ 24h xi măng cứng có thể quét nước xi măng trong ngoài. Bên trong là quét để ong không gặm thủng, bên ngoài quét là để bảo vệ thùng và mỹ quan.

Xi măng để quét pha như sau: nước xi măng pha đặc thêm sơn xây dựng (không được dùng sơn dầu) hoặc keo sơ dừa, hoặc vôi nước để tăng độ dẻo và thùng không bị chảy nước ngày nồm, nên chờ nước 1 khô mới quét nước 2.

Chỉ cần nước xi măng khô mặt là có thể thả ong được ngay.

Quá trình theo dõi cho thấy: Vào mùa đông khi vít kín khe nắp và thân thùng, vít bớt cửa ra vào thì ngay cả những ngày rét hại, nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10 độ nhưng trong thùng ong đưa tay vào đáy thùng vẫn cảm thấy hơi ấm; những đợt đêm rét xuống dưới 10 độ ngày lại ấm hơn trên 13 độ.

Thời tiết nắng nóng như giữa trưa mùa hè, thay cho hiện tượng ong ra cửa hóng mát ở thùng gỗ thì ở thùng xốp, ong lại thu vào trong thùng để tránh nắng nóng

. Do xốp không co ngót nên vào mùa hanh khô không bị nứt nẻ, chỉ cần vít chặt khe nắp là trong thùng ong đã có độ ẩm thích hợp.

Chế thùng nuôi ong từ thùng xốp có thể nói là khá kinh tế do giá thành hạ, chi phí hết khoảng 5 ngàn đồng (3-4 ngàn thùng xốp + 1 ngàn xi măng và sắt); xốp bọt biển rất khó phân hủy nhất là trong đất và dưới nước bởi vậy tận dụng được loại phế liệu này sẽ tốt hơn cho môi trường hơn; không phải dùng gỗ nên hạn chế phá rừng lấy gỗ góp phần bảo vệ môi trường….

Mặt khác loại thùng này rất dễ làm, 1 ngày 1 người làm được cả chục thùng.

Dễ sửa chữa, nếu bị ong gặm thủng hoặc thủng vì lý do gì chỉ cần dùng xi măng đắp lại là xong; với những lỗ thủng to thì dùng xi măng bột thêm nước vừa đủ sau đó quyện xi măng với giấy vệ sinh thì có thể vá lại dễ ràn.

Tuổi thọ của thùng cao do không bị mối, mọt, mục nát bởi vậy nếu hàng năm kiểm tra quét vá lại những chỗ bị bong chóc, thủng thì tuổi thọ có thể vài ba chục năm.

Có nhiều ưu điểm, song nhược điểm là thùng nhẹ dễ bị gió làm lật đổ, nên cần lưu ý chặn, đè…cẩn thận.

Đôi khi do không quét đều xi măng bị ong gặm mặt trong và cửa thùng, cũng có khi bị gà mổ thủng (nếu gia đình có nuôi gà), cần khắc phục bằng cách kê cao lót tấm đệm rộng hơn thùng ong mỗi chiều 15-19cm, kiểm tra đắp vá lại những chỗ bị hư do gà mổ hay ong gặm bằng vữa xi măng. Vào mùa đông nên dùng hồ vôi cát vít khe và thu hẹp cửa.

1. ƯU ĐIỂM

Thùng xốp là loại thùng được bán rất nhiều ở ngoài thị trường, với ưu điểm là nhẹ nhàng mềm nhưng đảm bảo kết cấu chắc chắn mà lại rẽ.

Chỉ cần 30p ra chợ mua 1 thùng xốp kt 50x30x40 là các bạn đã có 1 chiếc thùng tương đương với thùng ong ngoại.

Chỉ cần cắt trổ thêm cữa sỗ và lối ra vào anh chị em đã có 1 thùng ong như ý.

Sau đó anh chị quét lên 1 lớp sơn màu đen hoặc quét lên 1 lớp xi măng nữa là ok rất đẹp cho những anh chị thiết kế kiểu như trên.

Quét xi măng hay sơn màu? để làm gì

Mục đích trên để tạo cho thùng có màu tối là hợp với sỡ thích của ong, với thêm 1 đặc điểm là xi măng có tính hút ẩm cao mà thùng xốp rất úng hơi. mà khi lấy mật trong mật có rất nhiều nước mang về tổ ong phải quạt cho khô nước keo mật để vít nắp.

2. NHƯỢC ĐIỂM.

Thùng xốp nhanh gọn nhẹ nhưng tại sao? người nuôi ong chuyên nghiệp không lựa chọn???

Tại sao? và câu hỏi tại sao chúng ta tự hình dung …………………….. và dưới đây là những khó khăn đó.

Chính bởi vì nó chỉ nhanh gọn như thức ăn nhanh mà thôi chứ để mưa dầm thấm dai thì không có được như ý muốn nên việc đó anh chị em phải tìm 1 lối đi lâu dài bền vững cho mình là lựa chọn thùng nuôi ong chuyên dụng là hợp lí và lâu dài nhất.

Thứ nhất là nó quá nhẹ dễ vở khi bị va chạm lúc vận chuyển hoặc bị các con khác như gà vịt .. cắn lũng hoặc chính con ong cắn lũng.

Thời gian sữ dụng 1 đến 2 năm.

Yếu tố về kỹ thuật không đảm bảo, nếu mùa đông lạnh thì ok nhưng mùa nóng thì rất nóng hại cho ong ong không phát triển

Bị úng hơi mà ong sinh ra hơi nước rất nhiêu từ mật ong

Lưu ý khi nuôi ong mật

Lựa chọn đàn ong giống

– Đàn ong giống phải có nguồn gốc rõ ràng; ong chúa dưới 6 tháng tuổi; không nhiễm bệnh ấu trùng; quân đậu kín 2 mặt cầu; bánh tổ mới, màu vàng và có đủ trứng, ấu trùng, nhộng, mật phấn dự trữ.

– Thùng và cầu ong đúng tiêu chuẩn về kích thước.

Kỹ thuật nuôi ong cơ bản

Chọn địa điểm nuôi ong

– Gần nguồn mật, phấn hoa, khoảng cách kiếm ăn hiệu quả từ tổ ong đến nguồn thức ăn khoảng 500 – 700 m.

– Chỗ đặt thùng ong cần bằng phẳng, khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không ngập lụt về mùa mưa; trong điều kiện có đầy đủ nguồn mật, phấn nên bố trí đặt đàn ong với mật độ 40 đàn/ha, khoảng cách giữa các đàn tối thiểu 2 km đối với những đàn có quy mô tối đa 100 thùng.

Dụng cụ nuôi

– Thùng ong: Làm bằng gỗ khô hoặc nguyên liệu phù hợp, kích thước bên trong là 46,5 cm (dài) x 38 cm (rộng) x 24,5 cm (cao), có cửa sổ để thuận tiện khi di chuyển đàn ong.

– Dụng cụ khác: Mũ lưới, bộ tạo chúa, bộ gắn tầng chân, lưới lọc mật, dao cắt mật, thùng quay mật…

Tạo chúa

Mục đích: Tạo ra các ong chúa mới để nhân thêm đàn ong, thay ong chúa già, ong chúa của đàn bị bệnh.

Phương pháp:

– Sử dụng mũ chúa chia đàn tự nhiên: Vào mùa ong chia đàn tự nhiên chọn các mũ chúa to, dài, thẳng, từ những đàn ong chia đàn đông quân nhiều cầu, khỏe mạnh. Dùng dao sắc cắt trên gốc mũ chúa 1,5 cm theo hình chữ V để gắn vào đàn ong cần thay chúa.

– Tạo chúa cấp tạo: Chọn đàn theo tiêu chuẩn: tụ đàn lớn, năng suất mật cao, không nhiễm bệnh ấu trùng, hiền lành để tạo chúa.

+ Tiến hành: Bắt chúa khỏi đàn, loại bỏ 1 – 2 cầu, sau 2 – 3 ngày kiểm tra loại bỏ tất cả các mũ chúa trên bề mặt bánh tổ và mũ chúa đã vít nắp, cho đàn ong ăn 3 – 4 tối liên tục, 9-10 ngày sau cắt những mũ chúa đã chín để sử dụng.

– Tạo chúa di trùng: Khi số đàn ong trong trại từ 10 đàn trở lên, tạo chúa theo phương pháp di trùng là cần thiết nhằm chủ động về thời gian, số lượng và chất lượng ong chúa.

+ Chuẩn bị dụng cụ tạo chúa: Quản chúa đường kính 7 – 7,5 cm, khung cầu tạo chúa, kim di trùng, sáp vít nắp…

+ Chọn đàn mẹ: Theo tiêu chuẩn đàn làm giống.

+ Chọn đàn nuôi dưỡng: Đông quân, không bị bệnh, dự trữ mật phấn nhiều, có biểu hiện chia đàn tự nhiên. Tách chúa khỏi đàn nuôi dưỡng và rũ bớt cầu để tăng cường ong thợ nuôi dưỡng ấu trùng ong chúa, cho ong ăn thêm.

Chia đàn

– Chia đàn song song: Là chia 1 đàn ong ban đầu thành 2 đàn ong mới đặt song song với nhau cách đều vị trí ban đầu.

+ Tiến hành: Vào buổi chiều, những ngày thời tiết nắng ấm đem thùng không có ván ngắn đã vệ sinh sạch sẽ đặt cạnh đàn định chia, chia đều số cầu, số quân, số con (trứng, ấu trùng, nhộng) thức ăn về 2 đàn ong. Đặt 2 thùng ong song song với nhau về 2 bên và cách vị trí đàn cũ khoảng 20 – 30 cm, cần biết rõ ong chúa ở đàn nào để giới thiệu chúa vào đàn không chúa. Quan sát ong đi làm về, nếu đàn nào về nhiều cần dịch ra xa và đặt đàn kia gần lại. Trường hợp ong vẫn về 1 đàn sau khi điều chỉnh cần đổi vị trí 2 đàn cho nhau. Chú ý nếu chia đàn sử dụng mũ chúa, khi chúa tơ đã tập bay thì không được điều chỉnh vị trí đàn chia nữa.

– Chia đàn rời chỗ: Là phương pháp chia một nửa đàn ong giống như chia song song hoặc tách một phần đàn rồi chuyển đến chỗ mới cách vị trí đàn cũ khoảng 1 km trở lên.

+ Tiến hành: Mang thùng không đặt cạnh đàn định chia. Tách 1 nửa hoặc một phần đàn với các cầu có mật vít nắp, phấn và con, quân phủ kín cầu cho vào thùng đến nơi có địa hình quang đãng, nên để đàn giới thiệu mũ chúa lại, trường hợp giới thiệu mũ chúa vào đàn chuyển đi nên giới thiệu mũ chúa sau khi đàn ong đã được chuyển đến nơi mới.

Quản lý ong bốc bay và cho ăn bổ sung

– Ong bốc bay: Do bị thiếu thức ăn, bị các bệnh thối ấu trùng, bị các kẻ thù phá hoại như sâu ăn sáp, kiến, ong rừng, sai sót trong kỹ thuật quản lý như đặt nơi không phù hợp, đàn ong bị chấn động…

+ Đề phòng: Cần duy trì đàn ong có đủ mật, phấn dự trữ; phòng trừ địch hại kịp thời, viện cầu tiêu chuẩn cho đàn ong sắp bốc bay, thường xuyên kiểm tra đàn ong.

+ Khi đàn ong đã bốc bay, nhanh chóng bắt lại, đến tối rũ ong vào thùng đã chuẩn bị sẵn từ 1 đến 2 cẩu ong có mật vít nắp, phấn, trứng, ấu trùng, nhộng.

– Cho ong ăn bổ sung: Hàng năm vào tháng 7 – 8, tháng 1 – 2 ở phía Bắc và tháng 7 – 9 ở các tỉnh phía Nam, khi ngoài tự nhiên thiếu thức ăn hoặc do thời tiết xấu kéo dài ong không đi làm được, phải cho ong ăn bổ sung.

+ Cách cho ăn: Pha nước đường đặc, tỷ lệ 1,5 đường: 1 nước, cho ăn ít lần nhưng lượng nhiều, cho ăn 3 – 4 tối liên tục đến khi các lỗ mật vít nắp. Thông thường 1 đàn ong 3 cầu cho ăn khoảng 1 -1,5 kg đường kính trắng.

– Cho ong ăn kích thích: Khi thức ăn ở ngoài tự nhiên chỉ đủ duy trì, cho ong ăn kích thích để thúc ong chúa đẻ nhiều hơn, ong thợ tích cực kiếm ăn, xây cầu nhanh hơn…

+ Cách cho ăn: Pha nước đường loãng hơn, tỷ lệ 1 đường : 1 nước, cho ăn nhiều lần nhưng lượng ăn ít, mỗi tối đàn ong 3- 5 cầu, cho ăn khoảng 0,2 – 0,3 kg đường trong 2 – 3 tối, sau đó nghỉ 2 – 3 tối rồi lại cho ăn 2 – 3 tối nữa.

Thu hoạch mật ong

– Chuẩn bị dụng cụ: Rửa sạch, phơi khô máy quay mật, dao cắt vít nắp, lưới lọc mật, đồ chứa mật.

– Quay mật khi thấy ong đi làm nhiều, các bánh tổ có lỗ tổ mật vít nắp trắng, cơi cao (trên 70% lỗ tổ mật vít nắp), trên cây có khoảng 20 – 25% hoa nở.

– Nơi quay mật phải sạch sẽ.

– Nên quay vào buổi sáng để mật đặc hơn, không lẫn mật mới lấy về.

– Các bước thu hoạch mật:

+ Rũ ong khỏi cầu.

+ Dùng dao sắc hớt nhẹ vít nắp lỗ tổ mật, đưa dao từ dưới lên trên tránh làm vỡ các lỗ tổ.

+ Đặt các cầu đã cắt vít nắp vào khung máy quay; quay đều tay với tốc độ tăng dần, khi hết mật thì giảm dần tốc độ để bánh tổ không bị vỡ và ấu trùng không bị văng ra.

+ Trả bánh tổ đã quay vào đàn để ong ủ ấm ấu trùng.

+ Lọc mật bằng vải màn hoặc lưới inox có mặt lưới từ 8 đến 32 lỗ/cm2.

+ Bảo quản mật trong can, chai, có nút đậy kín; để nơi thoáng, mát; không để gần các chất có mùi như dầu hoả, mắm tôm…

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *