Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nhồi (ốc bươu đen) mới nhất 2021

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nhồi (ốc bươu đen) mới nhất 2021

Bạn tìm hiểu mô hình nuôi ốc nhồi, bạn muốn biết nuôi ốc nhồi bao lâu thì thu hoạch.. Ngoài ra, còn rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến loài ốc này như chi phí nuôi, thức ăn, thời tiết, kỹ thuật và các rủi ro mà bạn có thể gặp khi nuôi ốc nhồi thương phẩm.

Mục đích cuối cùng là muốn giúp người nông dân giảm thiểu khó khăn, và tăng năng suất cao nhất khi nuôi ốc. Góp phần cải thiện mô hình nông nghiệp và làm giàu của người nuôi ốc.

Khái quát về ốc nhồi:

Nuôi ốc nhồi hay còn gọi là nuôi ốc bươu đen, là một trong những mô hình làm giàu mới đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Với kỹ thuật nuôi ốc ốc nhồi này người chăn nuôi có thể làm giàu từ nông nghiệp với chi phí thấp, không cần quá nhiều công sức vào việc chăm sóc.

Đặc biệt, hiện tại đầu ra cho sản phẩm chế biến từ ốc nhồi là rất lớn. Chính vì vậy, người chăn nuôi không cần lo phải bán cho ai, tiêu thụ như thế nào…

Bài viết có thể sẽ gặp thiếu sót nào đó, vậy nên trước khi hướng dẫn chi tiết cách nuôi ốc nhồi hiệu quả thì chúng tôi sẽ giới thiệu chút về cách học nuôi ốc nhồi thương phẩm hiệu quả nhất.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nhồi
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nhồi

Hướng dẫn học kỹ thuật nuôi ốc nhồi hiệu quả:

Để có thể rút ngắn thời gian nuôi, cũng như tăng năng suất khi nuôi thì bạn nên tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, ví thời tiết vùng miền và địa phương cũng không thể giống nhau hoàn toàn được.

Sách dạy nuôi ốc nhồi:

Bạn có thể tham khảo ở trên Google các loại sách về nông nghiệp viết về nuôi ốc nhồi theo cú pháp như: “Sách nuôi ốc nhồi”, “Học nuôi ốc nhồi PDF”…

Hiện tại theo chúng tôi biết thì hình như vẫn chưa có loại sách nào dạy học nuôi ốc nhồi đúng cách hoàn toàn cả. Tất cả chỉ mang tính tham khảo mà thôi.

Hội nuôi ốc nhồi theo miền:

Tìm kiếm các Group, hội nuôi ốc nhồi miền bắc, hoặc hội nuôi ốc nhồi miền nam sẽ giúp các bạn tìm được nhưng người cùng đam mê và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng.

Bạn có thể hỏi bất cứ cái gì liên quan đến việc nuôi và được trợ giúp miễn phí ngay tại nhà chứ không cần phải đi học đâu xa.

Bạn có thể tham khảo Group Nuôi Ốc Nhồi này tại đây.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nhồi thương phẩm:

Để thu hoạch ốc nhồi cho năng suất cao thì cần đảm bảo làm đúng các bước trong quy trình cơ bản của nó, gồm các bước chính như: chuẩn bị ao nuôi, mức nước, giống ốc nhồi, thức ăn, chăm sóc và thu hoạch.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nhồi
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nhồi

Chuẩn bị ao nuôi:

Trước khi tiến hành thả ốc giống, ao hồ nuôi cần được nạo vét sạch. Đồng thời cũng cần bón vôi bột để trung hòa lượng pH. Bước chuẩn bị này rất quan trọng, do góp phần loại bỏ các loại thiên địch có thể ăn ốc như cá trắm đen, cá chép hay baba.

Xung quanh bờ ao cần phát quang bụi rậm. Tránh chuột làm tổ xung quanh bờ và cũng tiện cho việc thu hoạch về sau. Ngoài ra ao cần trồng thêm các loài thực vật như rau rút, bông súng, rong tảo để tăng độ mát cho ao cũng như tạo nhiều chỗ bám cho ốc

Chuẩn bị nước ao nuôi:

Nước ngọt không bị nhiễm mặn là môi trường sống lý tưởng của ốc. Ở nhiệt độ 22 – 30 độ C thì ốc nhồi phát triển – sinh trưởng mạnh. Vào những ngày trời lạnh, hoặc nóng hơn vùng nhiệt độ trên thì ốc thường có biểu hiện dừng đi tìm thức ăn và lui vào trú ẩn.

Mùa đông ở miền bắc, vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 10 độ C thì khả năng ốc bị chết khá cao nếu như bà con không có biện pháp hỗ trợ.

Mực nước ao nuôi ốc nhồi:

Nếu như ao nuôi chỉ thả ốc, thì mực nước lý tưởng là 0,8 – 1,5m. Đối với những vùng chiêm trũng, bà con có thể kết hợp trồng lúa và nuôi ốc nhồi. Lưu ý là đợi đến khi cây lúa bắt đầu sinh trường tốt mới thả ốc giống.

Trong trường hợp nuôi kết hợp trồng lúa, bà con cần cân đối lượng nước vừa phải để cây lúa có thể phát triển tốt. Do cây lúa có thể che chắn ánh nắng mặt trời cho ốc, nên lượng nước cũng không cần quá nhiều. Cách kết hợp nuôi này khá tốt, do ốc có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có khi cải tạo đất trồng lúa.

Đặc tính của ốc là không phân bố đều, chúng thường tập trung ở một số khu vực nhất định trong ao. Cũng vì lý do đó, bạn nên tạo ra địa hình có độ nông sâu khác nhau để đa dạng môi trường sống. Mục đích chính là để dễ dàng theo dõi cũng như chăm sóc ốc bươu đen hiệu quả.

Chuẩn bị giống ốc nhồi:

Ốc nhồi giống được chọn cần đảm bảo khỏe mạnh, chất lượng tốt. Phần vỏ không bị sứt, dập cũng như phần đỉnh vỏ cần có màu tươi sáng. Kích thước con giống khoảng 0,4-0,6g/con.

Vận chuyển con giống sử dụng phương pháp giữ ẩm, việc bơm oxy là không cần thiết. Không được đóng kín túi bọc con giống, cần tạo độ thông thoáng với môi trường bên ngoài.

Thời gian xuống giống

Ốc nhồi hay còn gọi là ốc bươu ta, ốc bươu đen là loại vật nuôi phát triển phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết nên người nuôi có thể dựa vào đặc điểm thời tiết của từng vùng miền để xuống con giống cho phù hợp.

Ốc phát triển tốt ở nhiệt độ từ 22-300C . Khi nhiệt độ xuống dưới 100C ốc sẽ chết nếu không được bảo quản.

Thời gian xuống giống phù hợp là từ tháng 4 đến tháng 8 đối với các tỉnh miền bắc và thời gian xuống giống sớm và có thể kết thúc muộn hơn ở các tình miền trung và miền nam, bởi các tỉnh này không bị chi phối nhiều bởi không khí lạnh như các tỉnh phía bắc.

Mật độ nuôi phù hợp từ 80-120 con/m2 phụ thuộc vào mực nước của ao hồ

Tham khảo:

Tiến hành thả ốc nhồi xuống ao:

Không nên thả ốc xuống ao nuôi luôn. Cần thả ốc vào chậu sau đó cho từ từ nước vào chậu để ốc thích nghi với môi trường nước mới. Khoảng 30-45 phút sau mới thả ốc xuống ao. Cũng cần lưu ý là mật độ ốc phù hợp khoảng 70 con / mét vuông bề mặt ao.

Thời điểm thả ốc giống khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Và cần thu hoạch ốc trước mùa lạnh để giảm thiểu rủi ro.

Thức ăn của ốc nhồi

Thức ăn của ốc là những nguồn dễ kiếm trong tự nhiên như lá sắn, rau khoai, bèo lục bình, rau muống có thể nuôi thả loại thức ăn này ngay xung quanh bờ hoặc thả tự nhiên trong ao để ốc có thể bám vào và tìm kiếm thức ăn, ngoài ra bạn có thể kết hợp cho ăn thêm bột cám gạo, bột ngô,…

Thức ăn cho ốc nhồi là các loại rau xanh, bèo, ngũ cốc. Ốc nhồi có tập tính vừa sống nổi vừa sống đáy, di chuyển chậm và thường phân bố không đều trong ao nuôi.

Vì vậy cần cho ăn ở nơi ốc tập trung để ốc có thể bắt mồi một cách nhanh nhất, tránh tình trạng để dư hoặc thiếu thức ăn một cách cục bộ (sáng sớm ốc nhồi thường nổi lên mặt nước, bám vào lá sắn, lá dọc mùng, bèo để ăn vì vậy quan sát vào lúc sáng sớm sẽ biết được ốc tập trung ở khu vực nào nhiều hơn).

Thức ăn xanh để nguyên cả cây, lá, không băm nhỏ vì ốc có tập tính bám, nó thường bám dưới mặt lá để ăn. Mỗi ngày chỉ cho ăn thức ăn tinh 1 lần.

Lượng thức ăn được điều chỉnh theo khả năng ăn của ốc, khoảng 0,5 – 1% khối lượng ốc trong ao.

Sau khi thả ốc giống đến khi 2 tháng tuổi không cần thay nước. Sang tháng nuôi thứ 3, định kỳ 2 tuần thay nước 1 lần, mỗi lần thay 3/4 lượng nước trong ao.

Phòng bệnh và chăm sóc ốc:

Để chăm sóc và nuôi ốc nhồi nhanh lớn và năng suất cao thì không những áp dụng chế độ cho ăn phù hợp, độ PH trong ao nuôi mà còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng. Đó chính là bệnh ở ốc nhồi do ký sinh trùng gây ra.

Ký sinh trùng có thể hiểu nôm na là 1 sinh vật nhân thực bám vào vật chủ (Ốc) và sống dựa trên chất dinh dưỡng của vật chủ này để phát triển và sinh sôi. Vật chủ (Ốc) khi bị dính ký sinh sẽ chậm lớn.

Có 2 loại ký sinh trùng chính:

  • Nội ký sinh: chỉ các ký sinh trùng ký sinh trong các cơ quan nội tạng, cơ. Loại này thường là (Sán lá, giun tròn…)
  • Ngoại ký sinh: chỉ các ký sinh trùng ký sinh trên bề mặt cơ thể, ở Ốc loại này thường ký sinh trên vỏ (vòng xoắn hoặc trên đỉnh vỏ, nắp mài, chân,….)
Nguồn lây nhiễm
  • Trứng, ấu trùng hoặc bào nang của ký sinh theo nguồn nước hoặc thức ăn xâm nhập vào Ốc. Chúng gây hại ở hầu hết các giai đoạn của ốc.
  • Giun tròn ký sinh phát triển ở nhiệt độ 25 – 32oC. Vòng đời của chúng từ trứng -> trưởng thành mất khoảng 7 ngày nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Bệnh do ký sinh trùng giun tròn

  • Ốc có biểu hiện bất thường như: chậm lớn, hoạt động chậm chạp
  • Ốc bị giun tròn ký sinh thường bị mỏng vỏ hoặc mòn vỏ.
  • Ốc chết rải rác khi bị giun tròn ký sinh.
  • Dấu hiệu bên trong: khi soi dưới kính hiển vi điện tử sẽ thấy ấu trùng, giun trưởng thành.
Cách phòng bệnh:
  • Áp dụng các biện pháp xử lý nước tổng hợp.
  • Quá trình cải tạo đáy ao (đối với ao đất) cần sử dụng vôi khử trùng kỹ.
  • Khử trùng định kỳ trong quá trình nuôi.

Bệnh do ấu trùng sán lá ký sinh

  • Ốc có dấu hiệu bất thường như: chậm lớn, yếu
  • Không có dấu hiệu trên vỏ.
  • Thịt ốc: Ốc bị nhiễm bệnh sán lá thường bị mềm thịt, gan chuyển màu tối.

Cách phòng bệnh: tương tự nhiễm ký sinh trùng giun tròn.

Bệnh do ấu trùng sán lá ký sinh ở Ốc Bươu Đen

  • Ốc có dấu hiệu bất thường như: chậm lớn, yếu
  • Không có dấu hiệu trên vỏ.
  • Thịt ốc: Ốc bị nhiễm bệnh sán lá thường bị mềm thịt, gan chuyển màu tối.

Cách phòng bệnh: tương tự nhiễm ký sinh trùng giun tròn.

Bệnh đỉa ở Ốc

  • Tác nhân gây bệnh là “đỉa ốc”.
  • Ốc bị bệnh thường hoạt động chậm, yếu,…
  • Quan sát trong nội tạng Ốc có đĩa ký sinh
  • trong gan, mang.

Cách phòng bệnh: tương tự nhiễm ký sinh trùng giun tròn

Cách trị bệnh:

  • Dùng vôi bột tạt xuống ao như liều định kỳ bảng phía trên
  • Diệt khuẩn bằng nano bạc 1ml /m3 nước ao nuôi ( chi phí ~500đ/m3)

Ngoài ra ở diện tích nhỏ bà con có thể sử dụng formol với liều 250ml/m3 nước để tắm Ốc trị bệnh trong 20 -30p, kết hợp sục khí tránh bị ngộp. Tuy nhiên không khuyến khích phương pháp này vì formol khá độc.

Bệnh do vi khuẩn, nấm, tảo:

Vi khuẩn,nấm hoặc tảo (tảo lam, tảo đỏ) có khả năng tiết ra độc tố gây tổn hại đến các chức năng của Ốc. Nguồn bệnh đa phần đến từ nguồn nước không được xử lý kỹ ngoài ra nguồn bệnh còn đến từ các động vật mang mầm bệnh như chim, chuột,….hoặc các dụng cụ thu bắt ốc bị nhiễm khuẩn, xác động vật chết, thức ăn dư thừa,….

Các dấu hiệu bệnh:
  • Nước có màu xanh lam (mật độ tảo lam cao)
  • Ốc bò chậm chạp, leo lên bờ hoặc lên thành bạt ( Ốc khỏe mạnh thường bơi dưới đáy ao, chân linh hoạt)
  • Ốc nghiêng mình, bỏ ăn hoặc ăn ít.
  • Ốc chết rải rác hoặc hàng loạt.
  • Ốc bị ăn mòn vỏ.
Cách phòng trị bệnh:

Đối với bệnh do vi khuẩn ngoài xử lý nước ban đầu như trong nhiều bài Nano NNA đã chia sẻ, bà con cần diệt khuẩn định kỳ 7-10 ngày/ lần bằng nano bạc với liều phòng bệnh 0.5ml/m3 ao nuôi.

Đối với ao có mật độ tảo cao, cần thực hiện cắt tảo bằng nano bạc 1ml/m3 nước ao nuôi.

hàm lượng oxy hòa tan phj thuộc nhiệt độ

Lưu ý với bà con khi cắt tảo, cần đánh nano bạc vào 5 – 6 sáng, vì khi cắt tảo sẽ làm giảm mật độ Oxy hòa tan. Nhiệt độ càng cao, mật độ Oxy hòa tan càng thấp, nếu cắt tảo vào lúc trời nóng hoặc trưa, Ốc sẽ bị thiếu Oxy, thời điểm trưa nóng mật độ Oxy thường rất thấp.

Bệnh sưng vòi ở Ốc

Bệnh sưng vòi hầu như là bệnh phổ biến nhất đối với người nuôi Ốc Bươu Đen. Bệnh này nguyên nhân chính là do môi trường nước xấu, mật độ vi khuẩn cao xâm nhập gây viêm.

Ốc bị sưng vòi thường bơi chậm chạp nổi trên mặt nước, vòi bị sưng và thâm, bơi nghiêng hoặc ngửa trên mặt nước.

Cách phòng bệnh:
  • Xử lý môi trường nước, kiểm tra tất cả chỉ tiêu trước khi thả nuôi.
  • Mật độ nuôi và không gian sống cũng là một trong những nguyên nhân. Do đó bà còn cần nuôi Ốc với mật độ phù hợp, các giá thể(lục bình,….) chỉ nên chiếm từ 25-30% diện tích mặt nước. Bà con chưa biết nuôi mật độ phù hợp, tham khảo bài viết “Kỹ thuật ương Ốc Bươu Đen(Ốc Nhồi).
  • Diệt khuẩn ao nuôi định kỳ 7 – 10 ngày/ lần bằng nano bạc với chi phí thấp (~250đ/m3 nước).

Khi Ốc bị bệnh sưng vòi:

  • Tách những con bị bệnh ra
  • Tuyệt đối không để Ốc chết trong ao, Ốc chết chảy nhớt sẽ lây sang toàn bộ ao nuôi.
  • Thay 50% nước sau đó diệt khuẩn như hướng dẫn phía trên.
  • Theo dõi các chỉ tiêu nước nuôi, vì Ốc sưng vòi chứng tỏ nước nuôi đang gặp vấn đề.
ốc nhồi là gì, ốc bươu đen là gì
Ốc nhồi là tên gọi khác của ốc bươu đen

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *