Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Kỹ Thuật Nuôi Ốc Nhồi, Ốc Bươu Đen Trong Bể Bạt, Bể Xi Măng Ốc Bươu Đen Trong Thùng Xốp

Kỹ Thuật Nuôi Ốc Nhồi, Ốc Bươu Đen Trong Bể Bạt, Bể Xi Măng Ốc Bươu Đen Trong Thùng Xốp

Nuôi ốc nhồi có phải lựa chọn đúng đắn cho bạn 2021? Bạn đang dự định nuôi ốc bươu đen trong bể bạt, nuôi ốc nhồi trong bể xi măng hay là ốc bươu đen trong thùng xốp?

Bạn đang muốn tìm những kiến thức, lưu ý liên quan tới kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong thùng xốp, bể bạt và bể xi măng.

Bạn đang muốn kết hợp nuôi ốc nhồi kết hợp nuôi cá để giảm chi phí đầu tư ao nuôi và tận dụng mặt nước sẵn có.

Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc cho các bạn

1. Nuôi ốc bươu đen trong thùng xốp

nuoi-oc-nhoi-trong-thung-xop
Nuôi ốc bươu đen trong thùng xốp

Với mô hình này chủ yếu dùng dể ươm ốc giống từ trứng ốc nhồi. Hoặc nuôi ốc nhỏ hơn ngón tay út.

Nếu nuôi ốc trưởng thành trong thùng xốp thì ốc rất dễ bò ra và hay có hiện tượng thùng ốc bị rêu xanh và hay phải thay nước. Như vậy sẽ không tiện vì thùng xốp rất dễ vỡ.

Về quy trình nuôi ốc  nhồi trong thùng xốp các bạn có thể tham khảo dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị thùng xốp

Có nhiều loại thùng xốp khác nhau để bạn lựa chọn. Bạn có thể đặt trên mạng hoặc ra các cửa hàng bán hoa quả, hải sản để mua lại cho rẻ vì có nhiều thùng họ không dùng đến. ( khoảng 10.000 đ).

Nếu mua mới các bạn có thể tham khảo bảng kích thước dưới đây.

kich-thuoc-thung-xop
Kích thước thùng xốp nuôi ốc nhồi

Mình chỉ lưu ý mua như sau:

  • Vỏ thành thùng cao để tránh hiện tượng ốc bò ra.
  • Lựa chọn thùng xốp theo diện tích mặt bằng của bạn
  • Mật độ nuôi từ 80-100 con/m2
  • Trên mặt thùng và trên nắp thùng đục các lỗ nhỏ để ốc có không khí để hô hấp.
Chi Tiết Nuôi Ốc Nhồi trong thùng xốp

Bước 2: Chuẩn bị giá thể cho vào thùng xốp

Giá thể mà bạn lựa chọn có thể là: rau muống, bèo cái, bèo tấm, cây khoai ngứa, bèo tây. Bạn càng làm giống với điều kiện thực tế thì tỉ lệ ốc sống sót càng cao và khả năng phát triển của ốc sẽ càng tốt.

Nuôi ốc bươu trong thùng xốp đòi hỏi cao hơn là nuôi trong ao, trong bể bạt vì không gian hẹp hơn tuy nhiên lại chủ động được nguồn nước thay.

Bước 3: Chọn ốc giống

Bạn đã nắm chắm về kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong thùng xốp?

Chọn ốc nhồi giống, trứng ốc nhồi đảm bảo chất lượng. Về cách phân biệt ốc nhồi, trứng ốc nhồi  để tránh nuôi ốc bươu vàng và trứng ốc bươu vàng các bạn có thể tham khảo bài viết sau.

Khi chọn giống ốc nhồi cần lưu ý như sau:

  • Ốc chọn phải khỏe mạnh, không bị mòn đít, không sưng vòi
  • Làm sạch ốc qua trước khi thả để hạn chế tối đa lượng rong rêu làm giảm oxy trong nước đồng thời gây ra mùi khó chịu.
  • Chọn ốc có màu sắc vỏ ốc tươi, sáng.

Bước 4: Xử lý nguồn nước cấp vào

Trong quá trình nuôi ốc bươu đen trong thùng xốp, nước cấp vào là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển của ốc nhồi.

Nước thối, nước bẩn sẽ làm cho ốc nhồi bò lên thành hộp xốp và chết đi, đồng thời nước thối cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm ký sinh trùng ở ốc nhồi.

Nước cấp vào thùng xốp nên bơm qua bể trước khi đưa vào sử dụng. Nên sử dụng nước có chỉ số PH dao động từ 6.5-7.5.

Căn cứ vào độ PH để bổ sung vôi sao cho PH phù hợp, không té vôi trực tiếp nên ốc mà nên hòa ra ngoài sau đó hãng đổ vào giữa thùng.

Cho thuốc tím vào một chút để hạn chế các bệnh liên quan tới ký sinh trùng.

Thay nước định kỳ sau 5-7 ngày sử dụng. Tùy vào độ sạch của nước mà lượng thay se thay đổi từ 30-50%.

>>Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở ốc bươu đen

>>Xem thêm: Kỹ thuật nuôi ốc nhồi đúng cách

>> Xem thêm: Cách phân biệt ốc nhồi ( ốc bươu đen) với ốc bươu vàng

2. Nuôi ốc nhồi trong bể xi măng

nuoi-oc-nhoi-trong-be-xi-mang
Nuôi ốc nhồi trong bể xi măng

Đánh giá về mô hình nuôi ốc bươu đen trong bể xi măng

Ưu điểm

  • Đây là mô hình mô hình tiết kiệm được diện tích, tiết kiệm về chi phí đồng thời có tính ổn định cao.
  • Ít chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên như: nắng, mưa, gió.
  • Chủ động được nguồn nước vào, đường nước thoát.
  • Dễ quản lý, kiểm soát

Nhược điểm của nuôi ốc bươu đen trong bể xi măng

  • Ốc sẽ chậm lớn hơn trong môi trường tự nhiên
  • Cần tạo ra môi trường sống giống với tự nhiên nhất: bao gồm chuẩn bị giá thể, chuẩn bị nguồn nước cấp

Bước 1: Xây dựng

  • Xây dựng các bể có kích thước tối thiểu 4 m2. Nên xây các bể gần nhau để dễ dàng quản lý.
  • Đảm bảo lối đi giữa các bể hợp lý trong công tác kiểm tra ốc và xuất bán sau này.

Bước 2: Tạo giá thể cho bể

  • Giá thể mà bạn lựa chọn có thể là: rau muống, bèo cái, bèo tấm, cây khoai ngứa, bèo tây. Bạn càng làm giống với điều kiện thực tế thì tỉ lệ ốc sống sót càng cao và khả năng phát triển của ốc sẽ càng tốt.

Bước 3: Xử lý đường nước cấp vào bể xi măng

  • Nước cấp vào cần xử lý qua bể trung gian
  • Nước cấp vào phải đảm bảo PH 6.5-7.5, cho thuốc tím để giảm các bệnh liên quan tới ký sinh trùng.
  • Thay nước thường xuyên sau 5-7 ngày sử dụng, mỗi lần thay 30-70%. ( Bố trí lần 1: thay 30%, Lần 2 thay: 50%, Lần 3: thay 70%, Từ lần 4 trở đi có thể thay nước mới hoàn toàn.)

Bước 4: Chọn giống cho ốc nhồi

Với mô hình nuôi ốc nhồi trong bể xi măng bạn cần lưu ý việc chọn giống như sau:

  • Ốc chọn phải khỏe mạnh, không bị mòn đít, không sưng vòi
  • Làm sạch ốc qua trước khi thả để hạn chế tối đa lượng rong rêu làm giảm oxy trong nước đồng thời gây ra mùi khó chịu.
  • Chọn ốc có màu sắc vỏ ốc tươi, sáng.

3. Nuôi ốc bươu đen trong bể bạt

Nuôi ốc bươu đen trong bể bạt

Có nhiều cách để làm bể bạt, tuy nhiên theo cá nhân mình thấy để tiết kiệm và hợp lý. Các bạn chuẩn bị như sau:

Bước 1: Vật tư chuẩn bị

  • Bạt : tùy vào vị trí thực tế mà các bạn sẽ lựa chọn kích thước sao cho phù hợp, tối thiểu trong lòng cỡ 5 m2.
  • Ống thoát : 30cm ống 110 thoát nước, Côn 110-42,  khóa nước 42, 1 cây ống 42, cút góc 42.
  • Một miếng lưới để ngăn không cho ốc thoát ra.
  • 1 cây tuyp nước Ф42 hoặc tre để làm cọc

Bước 2: Dựng cọc xung quanh và đào đường thoát nước

  • Dựng các cọc xung quanh để tùy theo diện tích sẵn có của bạn
  • Đào rãnh thoát kích thước cỡ 120x1000x200 để đặt được ống thoát 110

Bước 3: Treo bạt lên sau đó đục lỗ để bắt ống 110 thoát

  • Treo bạt lên các cọc đã đóng
  • Dùng kéo rạch lỗ để nhét ống 110 vào đáy của bạt. Ấn côn thu 110-42 vào để cố định phần bạt và phần ống 110. Lưu ý ấn chặt để nước không bị thoát ra
  • Phần lắp đầu ống 110 còn lại làm nắp bịt sau đó khoan lỗ Ф4 để ốc không bị trôi ra.

Bước 4: Kết nối ống thoát

  • Kết nối ống 42, khóa 42 vào côn 110-42 để làm đường thoát
  • Lưu ý có đường thông hơi để tăng áp khi xả

Bước 5: Bơm nước sau khi đã xử lý vào bể bạt

  • Nước sau khi bơm vào bể gian, kiểm tra độ PH đạt từ 6.5-7.5 thì bơm vào bể bạt

4. Nuôi ốc nhồi kết hợp nuôi cá

Khác với mô hình: nuôi nuôi ốc bươu đen trong bể bạt, nuôi ốc nhồi trong bể xi măng hay là ốc bươu đen trong thùng xốp Mô hình nuôi ốc bươu đen kèm nuôi cá có nhiều ưu điểm vượt trội dưới đây là các ưu nhược điểm của mô hình này:

Các bệnh thường gặp ở ốc nhồi

Ưu điểm

  • Tận dụng ao từ trước đó nên chi phí sẽ tiết kiệm
  • Tận dụng được nguồn thức ăn

Nhược điểm

  • Cần phải làm sạch các loại cá tạp trước khi nuôi, đặc biệt là các loại cá ăn ốc: như cá trê.

Nuôi ốc bươu đen với các loại cá nào?

Ốc nhồi ( ốc bươu đen) có thể nuôi chung với cá rô đầu vuông, cá rê, cá trắm cỏ, cá chuối ( cá lóc), cá mè.

Mật độ thả ốc: 80-100 con / m2.

Nguồn thức ăn: Bèo tấm

Sử dụng cá mè để lọc nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *