Bạn muốn khởi nghiệp tại nông thôn, bạn muốn tìm ý tưởng giúp người nông dân làm giàu bằng nông nghiệp,… Thực ra vấn đề này đang quan tâm rất nhiều từ Đảng và nhà nước cũng như người nông dân. Nhưng cái khó ở đây là tìm ra một mô hình làm giàu sao cho phù hợp với đặc thù của từng địa phương.
Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bà con hơn 1001 mô hình và ý tưởng làm giàu tại nông thôn. Chúng ta cùng xem kỹ phần tóm tắt sau nhé.
NỘI DUNG
1.Mô hình làm giàu từ nông nghiệp bằng chăn nuôi
Nuôi bò
1. Lựa chọn phương thức và quy mô chăn nuôi
Nuôi bò thịt hoặc bò sinh sản bằng cách nuôi nhốt hoàn toàn hoặc bán chăn thả theo điều kiện của từng nông hộ/trang trại. Một chuồng nuôi nên có ít nhất 3 đến 6 bò cái giống sinh sản và tổng đàn thường xuyên có mặt khoảng 9 đến 12 con.
2. Lựa chọn phương án xây dựng
Vị trí: chuồng trại phải được xây ở khu đất rộng có vị trí cao ráo, thoáng mát, dễ dàng làm vệ sinh, và riêng biệt để đảm bảo vệ sinh môi trường một cách tốt nhất.
Kích thước chuồng: diện tích tổng tùy thuộc vào số lượng đàn bò, chiều cao chuồng nên từ 3,2-3,5 m, còn chiều dài thì tùy theo ý muốn. Diện tích cho mỗi bò, gồm chuồng (được che mái) khoảng 3 m2 và sân chơi cho bò vận động (không che mái, không tráng xi măng) khoảng 5 m2.
Hướng chuồng: xây dựng theo hướng Nam hoặc Đông nam.
Nền chuồng: thiết kế mặt nền chuồng cao hơn sân vườn và có độ dốc thoai thoải về phía sau để nước thoát dễ dàng, không gây ứ đọng, mất vệ sinh. Sử dụng những loại gạch lát nền có độ nhám cao hoặc đổ bê tông để chống trơn trượt cho đàn bò.
Mái chuồng: mái cần có độ cao 3,2-3,5 m và có độ dốc. Chất liệu làm mái có thể dùng ngói, tấm lợp, mái tranh.
Máng ăn, máng uống: chia máng ăn, máng uống riêng thành nhóm để nuôi các đối tượng bò theo từng giai đoạn sinh lý khác nhau. Sử dụng xi măng để xây máng ăn cũng như máng uống cho bò hoặc dùng máng gỗ tùy theo điều kiện của từng hộ chăn nuôi.
Rãnh thoát nước: bố trí rãnh thoát nước (kích thước từ 20-25 cm) ở cả 2 phía sau và phía trước với độ dốc vừa đủ và nối liền với cống rãnh thoát nước chung.
Hố phân: xây dựng hố phân gần ngay chuồng bò. Chú ý lát gạch, tráng xi măng và thiết kế nắp đậy cho hố phân. Có thể dùng chung hố phân với các hình thức chăn nuôi khác.
Lưu ý: Cần lắp quạt gió để giảm nhiệt độ chuồng nuôi vào mùa nắng nóng sao cho chỉ số nhiệt ẩm độ THI không vượt quá 80.
3 . Thức ăn cho bò
Nguồn thức ăn cho bò bao gồm:Cỏ, rau xanh,Cám thức ăn chăn nuôi,Rơm hoặc rạ
Các loại thức ăn bổ sung có thể sử dụng gồm: rơm khô, vỏ khoai mỳ, khoai mỳ lát, rỉ mật và cám hỗn hợp. Ngoài ra, cần bổ sung thêm đá liếm cho bò.
Tuỳ giai đoạn sinh lý, thể trạng mà tính toán lượng thức ăn cần bổ sung cho đàn bò. Bình quân mỗi con bò cần bổ sung khoảng 16 kg cỏ xanh, 3,4 kg thức ăn thô khô, 1,5 kg rỉ mật, 0,3 kg cám hỗn hợp hoặc khoai mỳ lát và đá liếm tự do.
4. Lựa chọn giống
Lựa chọn giống phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương và nguồn thức ăn ở địa phương. Một số giống bò tốt như:
- Bò Red Sindhi (bò Sind)
- Bò Sahiwal.
- Bò Brahman.
- Bò Droughtmaster.
- Bò vàng Việt Nam.
- Bò lai Sind.
- Giống bò sữa Holstein Friesian (HF)
- Giống bò sữa Jersey thuần chủng.
5. Chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc nuôi dưỡng bê từ sơ sinh đến 4-5 tháng tuổi:
Bê khi mới sinh ra phải được lau khô, cắt rốn, bóc móng và cho bú sữa đầu. Giai đoạn này cần nuôi bò mẹ tốt để có đủ lượng sữa cho bê bằng cách bổ sung cỏ, thức ăn thô khác và thức ăn tinh tại chuồng.
Tập cho bê ăn từ tuần thứ 3 trở đi để bê quen dần với các loại thức ăn, giúp hệ tiêu hóa của bê phát triển tốt cho giai đoạn sau cai sữa. Vệ sinh tốt, tiêm phòng đầy đủ và định kỳ tẩy ký sinh trùng cho bê.
Chăm sóc nuôi dưỡng bò trong giai đoạn từ 6-18 tháng.
Cai sữa cho bê sau 4-5 tháng tuổi. Đây là giai đoạn chuyển đổi chế độ nuôi dưỡng từ sữa mẹ sang thức ăn thô xanh nên cần đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn cho bê.
Ngoài việc chăn thả, có thể sử dụng thức ăn thô khác như rơm, vỏ khoai mỳ và thức ăn tinh như rỉ mật, cám trong giai đoạn 4-8 tháng và giai đoạn bò tơ mang thai 3 tháng cuối.
Bò tơ thường động dục lần đầu vào 12–13 tháng tuổi, nhưng chỉ nên phối giống cho bò tơ lúc 14 tháng tuổi với khốilượng trên 220 kg và thành thục sinh dục hòan chỉnh.
Chăm sóc nuôi dưỡng bò cái.
Bò cần cho ăn theo đúng tiêu chuẩn khẩu phần ăn phù hợp với trọng lượng và giai đoạn sinh lý (nuôi con, mang thai) được tính toán theo tiêu chuẩn NRC và theo thực tế khả năng cung cấp cỏ xanh từ đồng cỏ chăn thả.
Lưu ý:
- Bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ trong giai đoạn 3-4 tháng cuối thai kỳ và giai đoạn nuôi bê con.
- Chú ý đến việc theo dõi động dục lại sau sinh và phối giống cho bò mẹ.
- Ghi lại ngày phối giống, dự kiến ngày bò đẻ để có kế hoạch chăm sóc bò đẻ tốt nhất.
Chăm sóc nuôi dưỡng bò đực giống.
Khi bò đực được 2 năm tuổi mới đưa vào phối giống. Thời gian đầu cho bò đực phối 1 lần/tuần, sau đó tăng lên 4 lần/tuần, không nên cho bò phối giống nhiều.
Chủ yếu cho bò đực ăn cỏ, tránh nuôi bò đực quá mập làm ảnh hưởng đến khả năng phối giống. Những ngày bò đực phối giống nên bồi dưỡng cho bò đực từ 2-3 kg cám.
Chú ý luân chuyển bò đực qua nhóm khác để phối giống hoặc loại thải bò đực để tránh sự đồng huyết.
Chăm sóc nuôi dưỡng bò nuôi giết thịt:
Phân nhóm nuôi riêng và thiến bê đực sau cai sữa để vỗ béo.
Tăng cường lượng thức ăn tiêu thụ từ giai đoạn sau cai sữa bằng cách tạo điều kiện ngon miệng tối đa.
Tăng cường thức ăn tinh, đặc biệt là thức ăn cung cấp nhiều năng lượng như rỉ mật hoặc khoai mỳ lát trong giai đoạn bỗ béo tích cực (4 tháng trước khi xuất bán).
6. Lưu ý khi nuôi bò
- Chuồng trại đảm bảo độ thông thoáng, có nhiệt độ, ánh sáng và mật độ nuôi hợp lý.
- Có cổng vào, hố sát trùng để kiểm soát sự lây truyền dịch bệnh do xe cộ, người ra vào.
- Có đồ bảo hộ, phòng thay đồ và nơi vệ sinh trước và sau khi ra khỏi trại cho công nhân cũng như khách tham quan…
- Có khu cách ly cho bò mới nhập trại, nơi cách ly nuôi bò bệnh, khu xử lý gia súc bệnh-chết, hố ủ phân và hệ thống xử lý nước thải.
- Có kho dự trữ thức ăn, kho thuốc thú y và các vật dụng chăn nuôi khác.
- Định kỳ phun xịt sát trùng khu chăn nuôi, diệt côn trùng, chuột…
- Định kỳ dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, giữ chuồng trại luôn khô ráo, rửa và thay hố sát trùng đầu dãy chuồng.
- Định kỳ phát quang cây, cỏ xung quanh trại.
- Không ra vào thường xuyên khu chăn nuôi khi không cần thiết, ra vào mỗi khu trại đều phải nhúng ủng qua hố sát trùng đầu dãy.
Nuôi lợn
1. Chuồng trại
– Nên bố trí trên nền đất cao ráo không ngập úng, xa dân cư, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng đông tây.
– Độ dốc 2% chuồng không bị ẩm ướt, nên lát bằng gạch chỉ, mái chuồng không quá thấp để chuồng thông thoáng tự nhiên không xây kín xung quanh.
– Về kích thước trung bình 12 – 15 m2 trở lên.
– Máng ăn dốc, dễ rửa không để thức ăn tồn đọng trang máng.
– Vị trí xây dựng chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi lợn phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ và phải tách biệt với nơi ở và nguồn nước sinh hoạt của người.
– Chuồng nuôi phải có tường bao kín hoặc hàng rào kín ngăn cách với khu vực xung quanh tránh người hay động vật khác ra vào tự do, có cổng ra vào riêng, có hố khử trùng hoặc bố trí phương tiện khử trùng ở cổng ra, vào.
– Chuồng nuôi phải đảm bảo: Nền chuồng không trơn trượt, không đọng nước, dễ làm vệ sinh. Hệ thống tường, mái, rèm che chuồng phải đảm bảo không bị dột, thấm, không bị mưa hắt, tránh được gió lùa và dễ làm vệ sinh. Nên có hố khử trùng tại cửa mỗi dãy chuồng nuôi.
– Nơi nuôi cách ly, tân đáo nên tách biệt với chuồng nuôi chính. Nên có nơi để hoặc kho để dự trữ, bảo quản thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.
– Khu vực xử lý chất thải, nước thải cần tách biệt với chuồng nuôi chính. Công suất của hệ thống xử lý chất thải, nước thải phải đáp ứng nhu cầu xử lý đối với quy mô đàn lợn được nuôi.
– Có dụng cụ, thiết bị dùng riêng cho khu chăn nuôi. Các dụng cụ thiết bị này chỉ được sử dụng tại khu vực chăn nuôi và không dùng chung cho các mục đích khác ngoài khu chăn nuôi.
– Thiết bị chiếu sáng, đèn chụp sưởi và các dụng cụ, thiết bị điện khác nên được bảo vệ chống vỡ, chống cháy nổ… nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và vật nuôi.
2. Chọn giống
Nên chọn Thân dài, mông nở, bụng thon.
Chú ý: Hạn chế mua nhiều loại giống nhiều nơi về nuôi, phải nắm lý lịch nguồn gốc giống lợn mua về nuôi, lợn phải đều về trọng lượng.
Lợn giống phải có nguồn gốc rõ ràng.
Con giống phải khỏe mạnh và được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp với lứa tuổi lợn theo quy định của thú y.
Lợn giống mới nhập về cần được nuôi cách ly riêng và ghi chép đầy đủ các biểu hiện bệnh lý của con giống trong quá trình nuôi cách ly.
Không nuôi lẫn các lứa lợn khác nhau trong cùng ô chuồng; không nuôi chung lợn với các loài vật khác.
3. Nguồn thức ăn
Thức ăn phải có xuất xứ (địa chỉ nơi bán, đơn vị sản xuất…) rõ ràng, còn hạn sử dụng. Thức ăn đậm đặc phải có hướng dẫn phối trộn cho từng loại lợn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phải có dấu hợp quy. Nguyên liệu dùng để phối trộn thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không bị ôi thiu, nấm mốc, mối mọt.
Khi phối trộn thức ăn đậm đặc cho lợn cần tuân thủ theo công thức đã được khuyến cáo; thức ăn tự phối trộn phải có và tuân thủ công thức. Thức ăn tận dụng phải được nấu chín trước khi cho ăn. Phải ghi chép đầy đủ thông tin về loại thức ăn, nguyên liệu thức ăn đã mua và sử dụng.
Trong trường hợp trộn thuốc vào thức ăn, phải kiểm tra đúng chủng loại thuốc, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải ghi chép đầy đủ theo quy định.
Không sử dụng thức ăn có hoặc cho vào thức ăn chăn nuôi các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cần có nơi đẻ bảo quản riêng biệt, khô ráo. Nên có các giá kê thức ăn và nguyên liệu, tránh đặt trực tiếp bao thức ăn xuống nền nhà. Nên có các biện pháp ngăn ngừa, diệt chuột và các loại côn trùng gây hại.
4. Chuẩn bị khi đưa lợn về nuôi
Vệ sinh sạch sẽ quét vôi nền chuồng (tẩy uế xung quanh có đủ nước uống).
Nên vào ngày mát, lúc sáng sớm hay chiều tối, thời gian vận chuyển càng ngắn càng tốt.
Cho lợn uống nước ngay sau khi thả vào chuồng, pha cho uống Glucoza hay thuốc điện giải.
Tạo thói quen cho lợn đi đúng chỗ bằng cách hàng ngày quét dồn phân vào nơi quy định, tuyệt đối không được tắm cho lợn ngay.
5. Nguồn nước uống và hệ thống cấp, thoát nước
Nước uống phải đáp ứng đủ theo nhu cầu của từng loại lợn; nguồn nước phải đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh (như: nước dùng sinh hoạt; nước máy; nước đã qua xử lý đạt yêu cầu…).
Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước (bao gồm bể chứa, bồn chứa, đường ống dẫn, máng uống…) đảm bảo hệ thống không bị ô nhiễm, không bị rò rỉ.
Không để nước thải, nước rửa chuồng chảy tràn từ ô chuồng này sang ô chuồng khác, từ chuồng này sang chuồng khác và không được thải trực tiếp nước thải ra môi trường. Nên có hệ thống thu gom xử lý nước thải, nước rửa chuồng riêng.
6. Công tác thú y và vệ sinh thú y.
Vệ sinh chuồng trại: Hàng ngày quét dọn, thu gom chất thải rắn và chất thải lỏng. Định kỳ phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh.
Khử trùng chuồng trại: Thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi trước khi đưa lợn vào nuôi theo đúng quy định. Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi ngay sau khi chuyển đàn/xuất bán và để trống chuồng ít nhất 7 ngày.
Định kỳ phun thuốc khử trùng toàn bộ diện tích xung quanh khu vực chuồng nuôi.
Kiểm soát khu vực chăn nuôi: Các phương tiện dụng cụ, giày dép, ủng đều phải thực hiện khử trùng trước khi ra/vào khu chăn nuôi. Định kỳ khử trùng các thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong khu chăn nuôi.
Hạn chế khách thăm quan và những người không phận sự ra vào khu chăn nuôi. Nếu cần thiết thăm thì khách phải thay quần áo, giày dép, đồ bảo hộ phù hợp và thực hiện các biện pháp khử trùng trước khi ra vào khu vực chăn nuôi.
Bảo hộ lao động: Phải có quần áo, bảo hộ lao động sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi. Người chăn nuôi phải thay quần áo, bảo hộ lao động khi ra vào khu vực chăn nuôi, đồng thời định kỳ khử trùng quần áo, bảo hộ lao động.
Tiêm phòng: Phải tiêm phòng vắc xin đầy đủ đối với các bệnh bắt buộc theo quy định của ngành thú y và phải ghi chép lại.
Sử dụng thuốc thú y: Tất cả các loại thuốc thú y, thuốc kháng sinh khi mua và sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ dẫn của các bác sỹ thú y. Nên có nơi bảo quản thuốc riêng biệt.
Chất cấm: Không sử dụng các hóa chất, chất tạo nạc, chất kháng sinh… nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Quản lý dịch bệnh: Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc chính quyền địa phương và tiến hành xử lý lợn bệnh theo sự chỉ đạo của chuyên môn thú y, đồng thời phải có ghi chép theo quy định.
Nuôi ngan
1. Chuẩn bị chuồng và dụng cụ chăn nuôi ngan
Có thể xây dựng kiên cố nếu chăn nuôi quy mô lớn hoặc xây dựng đơn giản và tận dụng các vật liệu có sẵn như: tre, gỗ, nứa… để nuôi ngan. Đảm bảo chuồng nuôi phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát, cản được mưa gió. Phải rào kĩ chuồng để tránh chuột, rắn… vào cắn ngan. Lát nền chuồng bằng gạch, xi măng nhưng phải đảm bảo độ dốc nghiêng về phía cống thoát nước để tiện lợi cho công tác cọ rửa, vệ sinh chuồng trại.
Nếu nuôi ngan trên cạn, bà con phải xây thêm sân chơi và bể nước để cho vật nuôi bơi và tắm rửa. Trồng thêm cây xanh hoặc lợp mái che để lấy bóng mát. Khu sân chơi và bể nước phải rào kĩ, tránh ngan xổng ra ngoài. Nếu nuôi ngan kết hợp chăn thả ngoài đồng ruộng… thì không cần xây bể nước và sân chơi.
Mật độ nuôi phụ thuộc vào độ tuổi của ngan, ngan càng nhỏ mật độ sẽ mau hơn: Ngan dưới 10 ngày tuổi: 25 con/m2, Ngan từ 11-30 ngày tuổi: Cỡ 18 con/ m2, ngan >30 ngày tuổi cỡ 6 con/ m2.
2. Lựa chọn ngan giống
Hiện nay, các giống ngan rất đa dạng và chia thành 2 nhóm chính:
– Giống ngan nội: bao gồm các giống như ngan Trâu, ngan Dé, ngan Sen… Mặc dù giống ngan nội cho năng suất thịt, trứng thấp nhưng bù lại chúng rất dễ nuôi, thích nghi tốt với phương thức chăn thả quảng canh, sức đề kháng cao, ít bệnh tật và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của nước ta.
– Giống ngan ngoại: R31, R51, R71… là giống ngan Pháp. Ưu điểm lớn nhất của giống ngan ngoại chính là cho năng suất thịt, trứng rất cao. Do vậy, một trong những cách nuôi ngan nhanh lớn chính là sử dụng giống ngoại nhập để tăng hiệu quả chăn nuôi.
Lựa chọn những con ngan con nở đúng sau 34 -35 ngày ấp trứng, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông khô và bông, mắt sáng. Không lựa chọn các con có một trong những đặc điểm sau: khèo chân, bết lông, bết hậu môn, kích thước quá bé, hở rốn,…
Ngan đực có tốc độ tăng trưởng và kích cỡ thương phẩm lớn hơn ngan cái. Do vậy, nếu bà con nuôi ngan lấy thịt thì nên chọn những con ngan đực để nuôi sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đàn ngan mới nở, những con ngan đực thường đầu to, mỏ dài, chân to hơn và không linh hoạt bằng ngan mái.
3. Cách úm ngan con
Cần phải sát trùng chuồng trại trước khi úm ngan.Dùng bóng úm công suất cao để đảm bảo nhiệt độ phòng. Đảm bảo máng ăn, máng uống sạch sẽ, chuồng nuôi phải thoáng nhưng không được cho gió lùa và đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng. Trước khi thả ngan con vào phải sưởi ấm chuồng nuôi.
Nhiệt độ trong chuồng úm ngan Duy trì nhiệt độ úm ngan cỡ 25-27 . Sử dụng bóng úm để giảm tỉ lệ hao hụt khi úm ( Bóng 200 W )
Độ ẩm không khí khi nuôi ngan con Độ ẩm chuồng nuôi 60-70% là lý tưởng, tuy nhiên bạn cố gắng duy trì ở độ ẩm 80-82%
Chế độ chiếu sáng khi nuôi ngan con
Cần chiếu sáng 24h/ngày cho đến khi ngan con đạt 1 tuần tuổi. Chiếu sáng 20h/ngày tiếng đến khi ngan con đạt 2 tuần tuổi. Chiếu sáng 16h/ngày cho đến khi ngan con đạt 3 tuần tuổi. Từ 4 tuần tuổi trở đi cho ngan sống theo điều kiện sáng tự nhiên.
Nước uống khi nuôi ngan con cần phải sạch, đảm bảo nhiệt độ cỡ 15-18oC
Tránh gió và tránh động vật khác như chó, mèo, chuột,…
4. Thức ăn nuôi ngan
Thức ăn cho ngan rất da dạng, bao gồm các loại ngũ cốc, lạc, ngô, đậu tương, thóc… Trong quá trình nuôi bà con nên kết hợp với việc cho ăn bằng rau xanh để giúp cho ngan có hệ tiêu hóa tốt.
Sử dụng thức ăn chăn nuôi cho ngan để làm giảm thời gian sinh trưởng đồng thời duy trì tốt được hiệu quả kinh tế.
5. Chăm sóc đàn ngan
Dọn vệ sinh ch uồng trại, rửa sạch máng ăn máng uống hàng ngày. Đảm bảo môi trường sạch sẽ cho ngan sinh trưởng và phát triển tốt.
Định kì 2 tuần sát khuẩn chuồng trại.
Theo dõi tình trạng của ngan hàng ngày để đánh giá tình trạng sức khỏe:
- Nếu ngan di chuyển và phân bố đều trong chuồng tức là đàn ngan đang ở trạng thái khỏe mạnh và môi trường sống đang thoải mái nhất.
- Ngan con chụm đống lại tức là đang bị lạnh.
- Ngan con há hốc mỏ, cánh dơ lên tức là đang quá nóng.
- Ngan không di chuyển mà nằm tại khu vực nhất định là đang bị gió lùa.
- Lông ngan bết dính là môi trường sống ẩm thấp kết hợp với chế độ dinh dưỡng không đủ.
6. Lịch tiêm vacxin phòng bệnh hoặc bổ sung vi chất cho ngan
Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho ngan bao gồm: b1, B complex. ADE
Sử dụng khám sinh: Ampi – coli, Steptomycin
Tiêm phòng bệnh cho ngan: Dịch tả (lần 1: 1-3 ngày tuổi, lần 2 : 56-60 ngày tuổi; lần 3: 56-60 ngày tuổi)
Tiêm kháng sinh phòng bệnh E. coli, Tụ huyết trùng, phó thương hàn: 28-40 ngày tuổi
7. Một số bệnh thường gặp ở ngan
Bệnh tụ huyết trùng
Ngan có biểu hiện: số cao, xù lông, khó thở, ăn kém, chậm chạp, ủ rũ. Bệnh khiến viêm đường hô hấp, làm nước mắt, nước mũi chảy, tiêu chảy dạng trắng nhầy rồi sau chuyển sang màu vàng lục. Bệnh lâu dần khiến ngan sưng khớp chân, khó di chuyển và cơ thể gầy yếu.
Nguyên nhân mắc bệnh tụ huyết trùng thường do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do môi trường sống thay đổi, chế độ dinh dưỡng kém và nuôi nhốt chật chội.
Phòng bệnh bằng cách nuôi đúng theo mật độ khuyến cáo. Chăm sóc và quản lý đàn ngan tốt, cho ăn đủ chất và đủ lượng kết hợp tiêm phòng vacxin đầy đủ.
Chữa trị bằng cách tiêm bắp lườn một trong các loại kháng sinh sau đây: Peniciline, Streptomycin, Oxytetracylin, Kanamycin…
Bệnh phó thương hàn
Ngan mới nở mắc bệnh sẽ chết ngay. Ngan lớn hơn sẽ tiêu chảy nặng, khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng, điệu bộ ủ rũ, cánh xã xuống, lông dựng ngược. Ngan có biểu hiện thần kinh như: đi loạng choạng, run, lắc đầu và nghẹo cổ. Ngan đang trong thời kì sinh sản sẽ làm giảm tỉ lệ ấp nở thành công.
Do chưa có vacxin phòng bệnh nên vệ sinh môi trường nuôi ngan là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất. Định kì sát khuẩn chuồng trại kết hợp bổ sung đầy đủ dưỡng chất nâng cao sức đề kháng.
Sử dụng một trong các loại thuốc sau để trị bệnh: Sulfaquino xaline 1% trộn vào thức ăn hoặc Nofloxan, Enrofloxaxin…
Nuôi gà
1. Chuẩn bị chuồng trại
Trước khi chăn nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên mà bà con cần làm đó là chuẩn bị chuồng trại cho đảm bảo. Hãy lựa chọn nơi có vị trí thoáng mát và cao ráo để xây chuồng cho gà. Tốt hơn hết, nên chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để tránh nắng chiều oi bức mà lại có thể hứng được ánh nắng vào buổi sáng.
- Khi thực hiện theo mô hình chăn nuôi gà thả vườn, mật độ trung bình đạt 1 con/m2. Cần đặt chuồng tại nơi tránh được mưa nắng.
- Cửa chuồng gà mặt trước nên đặt ở hướng Đông Nam, sàn nên được làm bằng vật liệu chính là tre thưa hoặc lưới đảm bảo độ khô ráo, thoáng mát, dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.
- Xung quanh vườn nên dùng rào chắn bằng tre gỗ, lưới nilon,… Khi thời tiết khô ráo, cần thả gà ra vườn hoặc sân chơi rồi buổi tối nhốt lại.
- Rèm che bà con nên lựa chọn chất liệu bằng bao tải hoặc vải bạt… thực hiện che chắn cách vách tường một khoảng 20cm để vật nuôi không bị rét, hạn chế mưa gió.
- Trong quá trình chăn nuôi gà, phần chuồng nuôi cũng cần phải đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Bên cạnh đó, nên thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà.
2. Xây dựng bãi chăn thả
Khi chăn nuôi gà thả vườn kiểu mới, để việc xây dựng bãi chăn thả đạt hiệu quả thì bà con cần lựa chọn nơi có đất trống, có nhiều bóng râm.
Ngoài ra, trong chuồng nên cho thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi. Nếu có điều kiện, đầu tư máng uống nước và máng ăn cho gà.
Diện tích bãi chăn thả cần đảm bảo đủ rộng để gà dễ dàng vận động, tìm kiếm thức ăn. Thông thường diện tích tối thiểu cần thực hiện sẽ từ 0,5 cho tới 1m2/ con. Còn trong trường hợp sở hữu khu đất rộng thì có thể bố trí 2 bãi chăn thả với chuồng nuôi ở vị trí trung tâm.
Giống như việc làm chuồng nuôi, bãi chăn thả cũng cần đáp ứng yêu cầu là dễ thoát nước, có độ bằng phẳng, không có vật lạ, rác thải, nước đọng lại, thu dọn lông trên bãi chăn định kỳ.
Tại vị trí chăn thả, cần sử dụng rào chắn bằng chất liệu phên nứa để đảm bảo gà không đi lại, thú hoang không thể xâm nhập vào.
3. Cách lựa chọn gà giống
Trong chăn nuôi gà, việc lựa chọn giống luôn được đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng. Gà giống cần phải đảm bảo một số những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Gà có khối lượng khoảng 35 đến 36g
- Lựa chọn gà giống có thân hình cân đối, hoạt bát, khỏe mạnh
- Mắt láu lia, mở to
- Chân không bị khuyết tật, thích chạy nhảy và cao
- Cánh và đôi gà áp sát vào phần thân
- Chọn con có cổ chắc, dài, đầu to cân đối
- Siêng xới đất, siêng ăn, mỏ chắc chắn và to
Hiện nay giá gà giống cũng có sự thay đổi theo thời gian. Bà con cần lựa chọn thời điểm để mua gà và nơi uy tín để đảm bảo việc chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất!
4. Chăm sóc cho gà
- Giai đoạn gà từ 1 cho tới 21 ngày tuổi
Lúc này cần phải lựa chọn loại thức ăn đặc chủng dành cho gà ở giai đoạn này. Thời điểm này, gà thường có đặc điểm ăn ít tuy nhiên ăn nhiều lần. Vì thế nên lượng thức ăn cũng phải phân bổ đều, mỏng ra khay với độ dày trung bình khoảng 1cm, cứ cách khoảng 3 đến 4 lần thì cho gà ăn. Để đảm bảo vệ sinh, trước khi cho thức ăn mới lên khay bà con cũng cần cạo sạch hết lượng thức ăn còn thừa trước đó.
Với nước cho gà uống, thời điểm 2 tuần đầu tiên nên dùng loại máng có thể tích chứa khoảng 1,5 đến 2 lít nước. Các tuần tiếp sau đó đổi sang máng có thể tích 4 lít. Trong quá trình lắp đặt, máng uống nước phải được kê cao hơn chuồng khoảng 1 tới 3cm, sắp xếp xen kẽ với khay chứa đồ ăn. Mỗi ngày nên thay nước từ 2 đến 3 lần, sau đó rửa sạch sẽ hàng ngày.
- Giai đoạn gà từ 21 cho tới 42 ngày tuổi
Thức ăn chăn nuôi gà thả vườn ở giai đoạn này vẫn sử dụng loại đặc chủng dành cho giai đoạn này, kết hợp với các loại nguyên liệu khác như gạo, lúa, rau xanh để tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng cho vật nuôi.
Với giai đoạn này, bà con nên sử dụng loại máng trung P30. Khi nào gà bắt đầu lớn dần thì sẽ thay bằng loại máng P50. Treo máng ăn phải đảm bảo cao ngang so với lưng gà. Mỗi máng ăn sẽ đáp ứng cho 30 đến 40 con và ngày cho ăn từ 3 tới 4 lần.
Với máng uống nước, thời điểm gà từ 21 đến 42 ngày nên dùng loại từ 4 tới 8 lít. Chiều cao của máng cách mặt nền khoảng 4 cho tới 5cm. Mỗi máng nước đáp ứng số lượng 100 con.
- Giai đoạn cho gà thịt
Giai đoạn này, gà thường phát triển rất nhanh. Vì thế trong kỹ thuật chăn nuôi gà bà con cũng cần chú ý một số điểm sau đây:
Lượng thức ăn sử dụng trong giai đoạn này cần phải tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại rau xanh, chất đạm để vật nuôi lớn nhanh, chắc xương hơn.
Tăng thêm lượng nước uống mỗi ngày để đảm bảo gà có đủ nước uống. Tùy theo từng mùa mà lượng nước bổ sung cho gà cũng sẽ khác nhau. Để điều chỉnh lượng nước, bà con có thể căn cứ vào nhiệt độ của môi trường.
5. Vệ sinh chuồng trại
Trong chăn nuôi gà, để đảm bảo chuồng trại sạch sẽ cần thực hiện một số điều cơ bản sau đây:
- Dọn dẹp rìa xung quanh như bụi rậm, không đặt chuồng tại vị trí ẩm mốc, ướt hoặc nước đọng.
- Quanh khu vực chăn nuôi gà cần dùng chất sát trùng theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y.
- Độn chuồng bổ sung, xới đào theo định kỳ để gia tăng thêm độ dày của chuồng. Ngoài ra, chất độn sử dụng cũng cần đảm bảo có độ tơi xốp và khô.
- Máng uống nước, máng ăn phải vệ sinh sạch sẽ.
6. Cách phòng bệnh cho gà
Có một vấn đề mà bà con thường rất hay quan tâm đó là khi chăn nuôi gà thả vườn, nếu như gà bị mắc bệnh phải điều trị như thế nào hiệu quả. Sau đây sẽ là một số loại bệnh và cách chữa phù hợp nhất mà bà con có thể tham khảo.
- Gà ở độ tuổi từ 3 đến 7 ngày bị dịch tả cần sử dụng loại vacxin V4 hoặc Lasota loại nhược độc đông khô. Đem nhỏ vào mũi và mắt của gà với liều dùng là pha 100 liều/ lọ với 30ml nước cất. Với gà từ 18 đến 20 ngày, tiếp tục dùng V4 hoặc Lasota đem pha 100 liều/lọ với 1 lít nước cất cho gà uống trong ngày. Gà từ 35 đến 40 ngày dùng Niucatxơn hệ 1 pha 100 liều/ lọ với 30ml nước cất tiêm ở dưới da cánh khoảng 0,2ml/ gà.
- Gà từ 1 đến 2 ngày tuổi bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm sử dụng vacxin IB chủng H120 pha 100 liều/lọ với 30ml nước cất đem nhỏ vào miệng, mũi từ 2 – 3 giọt/ con.
- Gà từ 40 ngày tuổi mắc bệnh tụ huyết trùng dùng vacxin THT gia cầm thuộc loại vacxin chết keo phèn với 50ml/lọ tiêm 0,2ml/ gà ở lườn và đùi.
Nuôi chim cút
1. Chuồng nuôi chim cút
Hiện nay, chim cút chủ yếu được nuôi theo mô hình công nghiệp với hệ thống chuồng trại khép kín từ khi nhập giống đến khi xuất bán. Chuồng nuôi chim cút đẻ được chia thành 2 khu vực:
Chim cút là loài ưa khô ráo nên cần thiết kế chuồng trại tại khu vực thoáng mát, tránh ẩm ướt, không bị gió lùa và có mái che nắng mưa. Ngoài thiết kế lồng như trên thì có thể nuôi chim cút đẻ theo phương pháp quay trên nền, tuy nhiên cách này có nhiều nhược điểm và ít phổ biến nên trong bài viết sẽ không đề cập.
2. Chọn chim cút giống
Hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp chim cút giống nên việc tìm nơi mua khá dễ dàng. Vấn đề nằm ở chỗ lựa chọn con giống tốt. Điều đầu tiên cần lưu ý khi muốn phát triển đàn chim là tránh tình trạng đồng huyết. Chim cút trống và mái cùng dòng phải được tách ra trước khi đưa vào đàn để ghép đôi sinh sản. Hiện nay, các trang trại cung cấp chim cút giống có mức giá trung bình khoảng:
Khi chọn chim cút giống thì chỉ nhận những cá thể mạnh khỏe, nhanh nhẹn, không dị tật, lanh lợi và chọn giống vào khoảng 25 – 30 ngày tuổi. Cách chọn chim cút trống và chim cút mái sẽ không giống nhau:
Chọn chim trống: Đối với chim cút thì con trống có kích thước nhỏ hơn con mái, cần chọn cá thể có lông mượt, da nhẵn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, có trọng lượng khoảng 70 – 90 g khi đủ tuổi sinh sản.
Chim mái: Chọn cút mái có cổ nhỏ, lông mượt, xương chậu rộng, hậu môn đỏ hồng, nở nang, trọng lượng >100 g.
3. Chăm sóc cho chim cút
Chim cút mái bắt đầu đẻ vào khoảng 60 ngày tuổi và đẻ liên tục cả năm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các hộ nuôi lâu năm thì chỉ nên cho chim cút phối giống và đẻ trứng khi chim mái được ít nhất 3 tháng tuổi, phối sớm hơn có thể làm suy giảm nhanh chóng chất lượng đàn.
Chim cút khi bắt đầu đẻ có thể cho ra số lượng trứng khoảng 270 – 300 trứng/năm. Mỗi ngày chim mái sẽ đẻ 1 quả trứng nên cần phải cung cấp đủ dinh dưỡng để chim duy trì tần suất sinh sản. Thức ăn có thể trộn theo công thức 2,5 bắp – 1 lúa – 1 cám – 1 bột cá. Mỗi ngày cút trưởng thành ăn khoảng 25 g thức ăn và uống khoảng 60 ml nước.
Sau khi chọn những cá thể ưu tú để làm giống cho thế hệ tiếp theo thì bà con phải tách những chim cùng dòng ra riêng để tránh bị đồng huyết làm giảm chất lượng thế hệ sau. Đàn cút giống sẽ được nuôi đến 3 tháng tuổi rồi mới bắt đầu ghép cặp phối giống cho chim cút đẻ trứng.
4. Cách nuôi chim cút mới nở (1 – 25 ngày tuổi)
Cút non sau khi nở sẽ được thả ngay vào lồng úm và sưởi để duy trì thân nhiệt. Tuần đầu tiên giữ cho lồng úm ở 34oC và cứ mỗi tuần giảm 3oC cho đến tuần thứ 4. Mật độ úm cũng giảm dần theo thời gian, tuần đầu là 200 con/m2 và mỗi tuần giảm 50 con cho đến tuần thứ 4.
Trong giai đoạn này, chim chưa chủ động tìm nguồn thức ăn và kích thước chim còn nhỏ nên phải đặt máng thức ăn và nước uống phía bên trong chuồng. Bà con có thể trộn hỗn hợp bắp – lúa – cám viên theo tỉ lệ 2 – 2 – 1 để làm thức ăn chính. Ngoài ra, chim non rất cần bổ sung các vitamin để tăng cường sức đề kháng, bà con có thể trộn khoáng Premix vào thức ăn hoặc pha vào nước uống.
Máng thức ăn và nước uống được đặt quanh lồng để đảm bảo tất cả cá thể đều có thức ăn. Máng được làm bằng vật liệu dẻo mềm, kích thước 50 x 5 x 5 cm hoặc ngắn hơn. Mỗi chim non ăn hết khoảng 10 – 15 g thức ăn/ngày và uống khoảng 30 ml nước.
5. Cách nuôi chim cút thịt
Từ ngày thứ 25 sau khi nở, những cá thể được dự đoán không có khả năng sinh sản tốt sẽ được tách sang chế độ nuôi thịt. Lúc này chim cút được cho ăn tự do cả ngày đêm để vỗ béo và xuất chuồng khi được 45 ngày tuổi. Mật độ nuôi cút thịt khoảng 60 con/m2.
Chế độ dinh dưỡng của cút thịt cần bổ sung tinh bột để tăng trọng nhanh, công thức trộn thức ăn là 4 bắp – 1 lúa – 1 cám. Ngoài ra vẫn phải bổ sung vitamin và khoáng chất cho đàn.
6. Phòng ngừa bệnh tật trên đàn chim cút
Chim cút là loài có sức đề kháng rất mạnh. Tuy nhiên việc phòng ngừa bệnh cho đàn chim phải được thực hiện đầy đủ và đều đặn. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, giữ cho chuồng nuôi ấm nhưng thoáng. Hạn chế cho đàn tiếp xúc với cá thể chim lạ.
Nuôi bồ câu
1. Chuồng trại
Với chuồng trại 200 m2 có thể nuôi 70 con bồ câu bố mẹ, trong có 50 m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp; ngoài ra có khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải… có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.
Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.
Mật độ nuôi: Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi: Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.
Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi: dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái).
Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi):Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.
Ổ đẻ: Đường kính: 20-25cm x cao: 7-8cm: Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên.
Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn.
Kích thước máng ăn:
Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa…
Máng đựng thức ăn bổ sung: nuôi nhốt nên cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm bằng kim loại.
2. Con giống
Giống của Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật.
Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.
Dòng chim bồ câu Pháp: Titan & Mimas:
* Dòng “siêu lợi” Mimas có bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất: 16-17 chim non/cặp/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 590g.
* Dòng “siêu nặng” Titan có bộ lông phong phú đa dạng hơn: trắng, đốm, xám, nâu, khả năng sản xuất: 12-13 chim non/cặp/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 700 g.
Phân biệt trống mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi.
Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.
3. Nguồn thức ăn
Chế độ ăn uống của chim đều 2-3 cữ/ngày. Bình quân lượng thức ăn cho 1 con chỉ từ 0,1-0,15g.
Cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Có thể cho ăn bắp, đậu xanh hột, lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp của gà, vịt (thịt, đẻ).
Pha chế thức ăn cho chim theo tỷ lệ: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo lức và 10% lúa trộn đều với nhau. Có thể trộn gạo, lúa và pha thêm cám gà để giảm lượng đậu xanh, giảm chi phí thức ăn.
Ngoài ra, nên tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt.
Chuồng phải có máng nước đổ đầy uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.
4. Sinh sản
Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.
Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% – 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn.
Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch.
Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn…bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.
Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp.
Nuôi thỏ
Cách làm chuồng nuôi thỏ
Chuồng thỏ được làm từ những vật liệu dễ kiếm như tre, nứa, bương, gỗ nhưng cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như phải để thỏ hoạt động dễ dàng thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chuồng chắc chắn, bền vững, dễ dàng vệ sinh chuồng trại, ít tốn công khi cho ăn, chăm sóc, bắt thỏ không chui lẫn đàn ra ngoài.
Dụng cụ nuôi thỏ
Những dụng cụ nuôi thỏ là máng thức ăn thô, máng ăn tinh, chậu nước uống phải được thiết kế đúng kỹ thuật. Làm sao để thỏ dễ ăn uống, không thải phân và nước tiểu hoặc nằm được vào máng ăn, không cào bới được thức ăn ra đáy. Máng ăn, máng uống nên làm bằng nguyên liệu sẵn có và được thiết kế chắc chắn, thỏ không làm đổ được.
Chọn giống thỏ
Để kỹ thuật nuôi thỏ thịt thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình thì bước đầu tiên phải lựa chọn giống thật tốt. Có được những con thỏ giống như ý muốn phải tìm địa chỉ quen biết, tin tưởng họ là những người nuôi thỏ có nhiều kinh nghiệm, quản lý đàn giống tốt, chăm sóc thỏ cẩn thận.
Thỏ chọn làm giống phải khoẻ mạnh, lưng phẳng, cơ thăn, bắp đùi, mông phải đầy đặn và chắc chắn. Chỉ chọn mua những con thỏ có thể lực tốt, linh hoạt, nhạy cảm, mắt sáng sủa, mũi khô, tai và chân sạch sẽ không có vẩy, lông bóng mượt, răng cửa mọc bình thường.
Với đa số các giống thỏ, con cái có thể bắt đầu phối giống được lúc 5 tháng tuổi trở lên, con đực thì muộn hơn khoảng một tháng, vào lúc 6 tháng tuổi trở lên. Chọn giống thỏ đực thì tìm con đầu to, chân tay to, mập mạp, ngực nở, đặc biệt có dương vật thẳng và hai quả cà (tinh hoàn) đều nhau, nở nang (không bị lép).
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ
Kỹ thuật nuôi thỏ thịt trải qua 3 giai đoạn: Ở giai đoạn khi thỏ còn nhỏ tính từ lúc cai sữa từ 30 – 70 ngày tuổi) có đến 70 – 80% thỏ đực thừa được đưa vào nuôi thịt. Ở giai đoạn này vẫn nuôi chung đúc, cái và con để làm giống.
Giai đoạn tiếp theo gọi là thỏ nhỡ (từ 70 đến 90 ngày tuổi nuôi dưỡng để thỏ sinh trưởng và phát triển đầy đủ tất cả và hoàn chỉnh.
Cả hai giai đoạn này, chưa cho thỏ ăn nhiều loại thức ăn dễ tích lũy mỡ (như ngô, cám, gạo, cơm…) cần cung cấp thức ăn giàu protein, vitamin, đủ chất xơ…
Cuối cùng là giai đoạn nuôi vỗ béo từ 90 – 120 ngày tuổi. Có khi chỉ vỗ béo 20 ngày là giết thịt. Giai đoạn này nuôi dưỡng để thỏ béo nhanh, giá thành 1kg hơi thấp nhất. Ở giai đoạn này cho ăn các loại thức ăn giàu tinh bột với tỷ lệ thích hợp như cám ngô, cám gạo, khoai sắn khô (60 – 100 g/con/này), các loại thức ăn thô xanh có thể giảm bớt (bình quân giai đoạn này chỉ cần 400 g/con/ngày).
Thức ăn cho thỏ
Thức ăn chính của thỏ là lá ngô, su hào, bắp cải…đó là những thức ăn thô cho thỏ, lá cây đậu, lạc, xoan, sung, mít, lá đu đủ, lá chuối, đậu lạc, cỏ ghi-nê, chè đại, cỏ voi… nên cho thỏ ăn thức ăn đa dạng.
Thức ăn xanh cho thỏ cần thu hái từ nguồn sạch sẽ. Không được cắt thức ăn ở những nơi chăn thả gia súc, gia cầm hoặc đọng nước để tránh các bệnh giun sán. Cũng không được cho thỏ ăn thức ăn đã bị mốc, chua, nẫu, lên men để tránh các bệnh tiêu chảy, trướng bụng đầy hơi. Không nên chất thức ăn thô xanh (cỏ, lá) thành đống sau khi cắt về, mà nên rải ra hoặc làm giàn phơi ráo nước mới cho ăn.
Để có mô hình nuôi thỏ mang lại hiệu quả thực sự cần phải nắm vững các bước kỹ thuật nuôi thỏ thịt. Ảnh minh họa
Các bệnh thường gặp của thỏ
Các bệnh cần phòng cho thỏ là ghẻ, tụ cầu trùng, nấm, bại liệt, bại huyết, trướng bụng đầy hơi. Hàng ngày phải quan sát thỏ kỹ càng để xem có con nào bị ốm không. Nếu thỏ ốm thì bỏ ăn, giảm trọng lượng, lông xù, lông xung quanh đuôi bẩn dính bết lại. Thỏ có khi nằm ở tư thế không bình thường hoặc không đi lại được dễ dàng.
Nuôi thỏ quan tâm bệnh ghẻ hàng đầu: dấu hiệu là có vẩy sùi dần lên ở lỗ tai, trên vành tai, ở sống mũi, mí mắt, móng chân, gót chân. Khi đó cần dùng thuốc nhóm ivermectin tiêm ngay. Khi thỏ gầy còm, tai, nũi, mí mắt sần sùi thì đó là dấu hiệu ghẻ cần biết. Để phát hiện thỏ bị ghẻ cũng cần kiểm tra móng chân, mũi và tai. Muốn phát hiện ra bệnh ghẻ cần được kiểm tra định kỳ mỗi tháng 2 lần để phát hiện kịp thời càng sớm càng tốt. Thỏ khỏe. lông phủ kín móng, nếu không thấy phủ kín là bị ghẻ.
Tiêm ghẻ tiêm dưới da ở gáy là tốt nhất. Thỏ chưa mang thai, tất cả các loại thuốc thú y dành cho chó, mèo tiêm được nhưng nồng độ giảm (thường dùng liều 0,5 – 0,7cc cho thỏ 2kg)
Nuôi ốc nhồi
1. Chuẩn bị ao hồ nuôi: Trước khi tiến hành thả ốc giống, ao hồ nuôi cần được nạo vét sạch. Đồng thời cũng cần bón vôi bột để trung hòa lượng pH. Bước chuẩn bị này rất quan trọng, do góp phần loại bỏ các loại có thể ăn ốc như cá trắm đen, cá chép hay baba.
Xung quanh bờ ao cần phát quang bụi rậm. Tránh chuột làm tổ xung quanh bờ và cũng tiện cho việc thu hoạch về sau. Ngoài ra ao cần trồng thêm các loài thực vật như rau rút, bông súng, rong tảo để tăng độ mát cho ao cũng như tạo nhiều chỗ bám cho ốc.
Nếu như ao nuôi chỉ thả ốc, thì mực nước lý tưởng là 0,8 – 1,5m. Đối với những vùng chiêm trũng, bà con có thể kết hợp trồng lúa và nuôi ốc nhồi. Lưu ý là đợi đến khi cây lúa bắt đầu sinh trường tốt mới thả ốc giống.
Trong trường hợp nuôi kết hợp trồng lúa, bà con cần cân đối lượng nước vừa phải để cây lúa có thể phát triển tốt. Do cây lúa có thể che chắn ánh nắng mặt trời cho ốc, nên lượng nước cũng không cần quá nhiều. Cách kết hợp nuôi này khá tốt, do ốc có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có khi cải tạo đất trồng lúa.
Đặc tính của ốc là không phân bố đều, chúng thường tập trung ở một số khu vực nhất định trong ao. Cũng vì lý do đó, bạn nên tạo ra địa hình có độ nông sâu khác nhau để đa dạng môi trường sống. Mục đích chính là để dễ dàng theo dõi cũng như chăm sóc ốc bươu đen hiệu quả.
2. Chuẩn bị ốc giống
Ốc nhồi giống được chọn cần đảm bảo khỏe mạnh, chất lượng tốt. Phần vỏ không bị sứt, dập cũng như phần đỉnh vỏ cần có màu tươi sáng. Kích thước con giống khoảng 0,4-0,6g/con.
Vận chuyển con giống sử dụng phương pháp giữ ẩm, việc bơm oxy là không cần thiết. Không được đóng kín túi bọc con giống, cần tạo độ thông thoáng với môi trường bên ngoài.
3. Thức ăn cho ốc nhồi
Thức ăn cho ốc nhồi là các loại rau xanh, bèo, ngũ cốc. Ốc nhồi có tập tính vừa sống nổi vừa sống đáy, di chuyển chậm và thường phân bố không đều trong ao nuôi.
Vì vậy cần cho ăn ở nơi ốc tập trung để ốc có thể bắt mồi một cách nhanh nhất, tránh tình trạng để dư hoặc thiếu thức ăn một cách cục bộ (sáng sớm ốc nhồi thường nổi lên mặt nước, bám vào lá sắn, lá dọc mùng, bèo để ăn vì vậy quan sát vào lúc sáng sớm sẽ biết được ốc tập trung ở khu vực nào nhiều hơn).
Thức ăn xanh để nguyên cả cây, lá, không băm nhỏ vì ốc có tập tính bám, nó thường bám dưới mặt lá để ăn. Mỗi ngày chỉ cho ăn thức ăn tinh 1 lần. Lượng thức ăn được điều chỉnh theo khả năng ăn của ốc, khoảng 0,5 – 1% khối lượng ốc trong ao.
Sau khi thả ốc giống đến khi 2 tháng tuổi không cần thay nước. Sang tháng nuôi thứ 3, định kỳ 2 tuần thay nước 1 lần, mỗi lần thay 3/4 lượng nước trong ao.
5. Thu hoạch
Ốc nhồi sau khi nuôi từ 3 – 4 tháng đạt trọng lượng thương phẩm 25 – 30 con/kg thì có thể tiến hành thu hoạch. Nên thu hoạch ốc trước mùa đông. Có thể thu tỉa bằng cách dùng thuyền đi quanh bờ ao để bắt những con to (buổi sáng ốc thường nổi lên bám vào lá dọc mùng, lá sắn, dễ bèo để ăn nên việc thu hoạch rất dễ). Sau khi thu tỉa ốc to, ta có thể thả bù ốc nhỏ. Nếu thu hoạch toàn bộ thì sau khi dùng thuyền để thu, số ốc còn lại trong ao có thể tháo cạn nước ao.
Nuôi tôm
1. Chọn ao nuôi, xử lý ao nuôi
Thông thường ao nước ngọt, hoặc ao nước mặn mà nuôi được cá thì đều có thể cải tạo để nuôi tôm.
Tuy nhiên, vì tôm không chịu được nước thiếu ô xy, khi lột xác thì nằm xuống đáy ao, do đó cần chọn ao có chất nước trong, không độc hại hay ô nhiễm, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước dễ dàng, ít bùn lắng, giao thông và nguồn điện thuận tiện.
Ao tương đối màu mỡ, gần nguồn nước, có thể thường xuyên tháo nước mới vào ra, hoặc nguồn điện thuận tiện.
Trước khi thả tôm nên rút cạn nước trong ao, để cho đáy ao được phơi nắng, tu sửa bờ ao và cống (cửa) cấp thoát nước, dọn sạch bùn lắng, cỏ tạp; dùng thuốc tiêu độc triệt để cho ao để diệt trừ sinh vật hại cho tôm (cách tiêu độc ao tôm cũng tương tự như tiêu độc cho ao nuôi cá nước ngọt).
2. Điều tiết nước
Sau 7- 10 ngày dọn sạch ao nuôi thì tháo nước vào (lưu ý cần lắp thêm một tấm lưới lọc ở cửa cấp thoát nước để ngăn chặn sinh vật hại theo nước vào ao).
Tôm con còn yếu, khả năng bơi và tìm kiếm thức ăn kém, chủ yếu là ăn động vật phù du và côn trùng thủy sinh thân mềm; do đó thức ăn tự nhiên trong ao nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của tôm.
Vì thế, sau khi dọn sạch ao cần bón từ 0,3- 0,45kg phân chuồng đã ủ chua/1m2 ao, hoặc bón 2- 4g phân đạm và 0,2- 0,4g phân lân/m3 nước để nuôi dưỡng sinh vật phù du trong ao làm cho nước ao có màu xanh nâu, hoặc xanh vàng. Sau đó xem tình hình chất nước để bón phân cho thích hợp.
Nếu dùng ao nước ngọt để nuôi tôm nước mặn, thì phải điều tiết độ mặn của chất nước đạt tới tỷ trọng là 1,001 và duy trì cho đến khi tôm trưởng thành để đảm bảo tỷ lệ sống của tôm giống sau khi thả vào ao. Điều chỉnh độ mặn nước ao bằng cách: bỏ 11g nước biển 17%o cho mỗi m3 nước.
Tạo oxy cho hồ nước bằng máy quạt nước
3. Chọn giống tôm
Để có được một mẻ xuất tôm chất lượng và đạt hiệu quả cao thì phải lựa chọn tỉ mỉ từ trong giai đoạn lựa giống. Có hàng triệu con tôm giống từ những trại cấy giống, vậy phải chọn như thế nào?
Phát hiện bệnh: Không ai chắc chắn là những con tôm giông sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, để biết được điều này bạn cần phải sử dụng những biện pháp để kiểm tra. Giải pháp kiểm tra tốt nhất chính là sử dụng phản ứng khuếch đại gen – PCR (Polymerase Chain Reaction). Nếu bạn là người nuôi tôm chuyên nghiệp chắc chắn sẽ tự sắm cho mình một trong những chiếc máy phát hiện bệnh như PCR Pockit Xpress, Pockit Micro, Bộ Kit.
Kích thước tôm: Phần tích thước tôm nuôi giống cần phải chọn những con đều nhau, không có lớn quá cũng không có nhỏ quá. Tổng kích thước tôm phải đúng với độ tuổi thì sau này mới thuận lợi trong quá trình quan sát sự phát triển.
Vận chuyển tôm: Có thể địa điểm nuôi tôm ở xa khu vực thả tôm nên quá trình vận chuyển phải đảm bảo yếu tố an toàn. Tuyệt đối không để nước đựng tôm quá nóng, quá bí, quá đục, quá lạnh… nhiệt độ tốt nhất nên bằng với nhiệt độ của ao sẽ rất dễ thích nghi.
4. Phương pháp thả giống
Thả đúng kỹ thuật sẽ làm tăng tỷ lệ sống của tôm. Nên thả vào lúc sáng sớm, hay chiều mát. Không nên thả vào lúc trời mưa hay điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp. Thả tôm vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao.
Có hai cách thả tôm như sau:
Cách 1: Các bọc tôm mới chuyển về được thả trên mặt ao trong khoảng 10- 15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong và ngoài bọc tôm chênh lệch nhau không quá 5%. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao.
Cách 2: Thường áp dụng cho trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và độ mặn nước ao chênh lệch trên 5%. Tôm mới chuyển về cần một thời gian thuần hóa ngay tại ao để tôm thích nghi dần với độ mặn của ao và các yếu tố môi trường khác. Cần chuẩn bị một thau lớn dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau (khoảng 10.000 con/thau) và sục khí, đồng thời cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm dần thích nghi; sau 10- 15 phút thì nghiêng thau từ từ cho tôm bơi ra ao.
Cần lưu ý thêm về mức độ thả cụ thể như:
Mật độ khả quảng canh sẽ khoảng 5 đến 10 con tôm giống/m2
Mật độ thâm canh sẽ có khoảng 25 đến 40 con tôm giống/m2
5. Quá Trình Chăm Sóc Tôm
Giai đoạn này quyết định sản lượng của ao tôm, nên nhất định phải đầu tư và chú trọng.
– Thức ăn: Tôm cần được bổ sung những chất dinh dưỡng tốt nhất, thường xuyên phải điều chỉnh lượng thức ăn theo mức độ lớn dần của tôm. Để thực hiện chính xác bạn cần phải quan sát kích thước, mức độ ăn nhiều hay ít.
– Bữa ăn: Mỗi ngày cho tôm ăn khoảng 5 bữa, nhưng trong 5 bữa đó phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin thì chúng mới phát triển mạnh mẽ. De Heus cung cấp những loại thức ăn cho tôm phù hợp với từng giai đoạn nuôi, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và khoáng chất để tôm có thể phát triển tối ưu và hiệu quả nhất.
– Kiểm soát nước: Cần phải cân bằng độ pH của nước hàng ngày, hàng tuần. Độ mặn, độ chua, nồng độ oxy, các khí độc, tảo, vi khuẩn, rác thải… tất cả những yếu tố này cần phải được so sánh và kiểm định hàng ngày. Một tuần bạn thay nước 30%/ lần để đảm bảo sức khỏe của tôm.
– Gây màu nước: Thường xuyên lên định kỳ bóng vi sinh để cân bằng màu nước, đừng để nước quá đục hoặc quá trong.
– Bảo vệ tôm: Tôm cũng rất dễ dàng bị tấn công bởi những sinh vật khác như cua, cá lớn, những con vật tấn công từ bên ngoài ao. Để đảm bảo được điều này bạn nên sử dụng lưới để vây quanh tôm.
– Quạt nước: Quá trình này phải thực hiện tùy thuộc vào độ tuổi của tôm nước ngọt.
Trong 5 tuần đầu bạn chỉ cần bật quạt nước 1 giờ/ ngày
Từ 6 – 8 tuần tiếp theo tăng lên khoảng 3 giờ/ ngày
Từ 9 – 12 tuần tiếp theo tăng lên khoảng 6 giờ/ ngày
Từ 13 – 15 tuần tiếp theo tăng lên khoảng 9 giờ/ ngày
Từ 15 tuần đến thu hoạch bật 11 giờ/ ngày
Nuôi cá
1. Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình: Chọn nơi có nguồn nước sạch, thông thoáng, sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Độ sâu tối thiểu trên 1,2m, độ trong ≥ 30 cm, độ dày lớp bùn đáy không quá 15 cm.
2. Cải tạo và gây màu: Hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch ao cần được nạo vét, loại bỏ lớp bùn đáy cũ, rắc vôi bón vôi khử phèn độc tố với liều lượng từ 10 – 15 kg/100m2; Trước khi thả phải gây màu tạo môi trường ổn định và nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
3. Chọn và thả giống
– Lựa chọn con giống có chất lượng tốt, không bị dị hình, không bị xát và đồng đều về kích cỡ.
– Có thể nuôi đơn cá điêu hồng trong một ao hoặc nuôi ghép với nhiều loại cá khác như: cá chép, cá mè, cá trôi, cá rô phi vằn… Nếu nuôi cá diêu hồng là chủ yếu: nên nuôi với mật độ từ 5 – 8 con/m2.
4. Chăm sóc và quản lý
a) Thức ăn:
– Lượng thức ăn: tùy theo mức độ sử dụng của cá, trung bình bằng 5 – 7% trọng lượng cá, cần bố trí các sàn ăn trong ao để kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày, sử dụng nhiều sàn ăn để cá lớn, cá nhỏ đều được ăn. Tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước, lượng thức ăn nên chia làm 2.
– Thường xuyên bổ sung vitamin C và khoáng chất vào thức ăn cho cá để tăng cường sức đề kháng cho cá. Không sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh cho cá.
b) Quản lý môi trường: Định kỳ dùng vôi với liều lượng 2 – 6 kg vôi bột/100m3 nước, hòa tan và tạt đều xuống ao 2 tuần/lần nhằm phòng trừ dịch bệnh. Định kỳ thay 30-50% nước trong ao nuôi.
c) Phòng trị bệnh: Một số bệnh thường gặp trên cá nuôi như: bệnh chướng hơi, bệnh đốm đỏ, bệnh xuất huyết, các bệnh do ký sinh trùng, nấm, các bệnh gây chết rải rác. Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách bổ sung khoáng chất, vitamin và tăng bổ sung dinh dưỡng cho cá. Sử dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
Nuôi chó
1. Chọn giống chó
Tùy vào mục đích mà bạn có thể lựa chọn cho mình những giống chó khác nhau để nuôi chó thịt. Nếu muốn nhân giống, bạn có thể nuôi chó cái để chúng đẻ ra nhiều chó con. Bạn vừa không mất chi phí mua chó giống, lại vừa có chó thịt để bán. Tuy nhiên, quá trình nuôi chó cái sẽ vất vả và khó khăn hơn rất nhiều khi chúng sinh con, nên bạn cũng cần phải cân nhắc kĩ,
Mỗi giống chó sẽ có những tiêu chuẩn chăm sóc riêng nên bạn cần đưa ra lựa chọn cho phù hợp
Hoặc nếu muốn nhanh thu hồi vốn thì bạn nên lựa chọn giống chó đực . Đây chính là kỹ thuật nuôi chó thương phẩm cơ bản nhất mà bạn cần biết ! Những chú chó đực khỏe mạnh sẽ đem lại cho bạn nguồn lợi kinh thế lớn, vì chúng ăn rất khỏe, lớn nhanh, và mau chóng xuất chuồng.
2. Chuẩn bị đồ ăn phù hợp với chế độ tốt
Sữa là một nguồn không thể thiếu đối với nhũng chú chó con bắt đầu lớn, nhưng cũng không được cho chúng uống quá nhiều sữa thì sẽ gây ra hiện tượng thừa chất và không tốt cho hệ tiêu hóa của chó.
Thói quen và chế độ ăn uống cho chó con phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn của các bác sỹ thú y, tránh việc cho chó ăn theo ý thích của mình gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó. Phải cho chó ăn đủ bữa và đúng thời gian,không được lạm dụng việc cho chó ăn liên tục.
Thức ăn cho chó cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, cho chó uống nước đầy đủ, nên cho chó ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, đủ chín, không cho chó ăn những loại thức ăn cứng, dai. Hệ tiêu hóa của chó con rất nhạy cảm chúng ta không nên cho chúng ăn những loại thức ăn chua, có độ cay vì sẽ ảnh hưởng đến đường ruột của chúng, thức ăn cho chó con phải loãng, nấu thức ăn mà khô sẽ dễ bị tắc đường ruột.
Thức ăn cho chó cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng
Dụng cụ để cho chó ăn cần phải phẳng, không bị sứt mẻ được rửa sạch sẽ sau mỗi lần cho chó ăn, phải được cất những chổ thoáng mát sạch sẽ tránh ẩm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn náu, sinh trưởng và phát triển.
Trong quá trình cho chó ăn nếu phát hiện thấy những triệu chứng gây ảnh hưởng cho chó thì cần gọi ngay đến bác sỹ thú y hoặc các trung tâm về động vật để kịp thời cứu chữa. Không cho chó ăn các loại thức ăn đã hư hỏng, để lâu ngày hoặc các loại thức ăn lạnh, không cho chó ăn quá no và cho chó uống các loại nước uống có ga.
3. Làm thế nào để phòng bệnh cho chó con
Tìm hiểu các dịch bệnh và tiêm phòng cho chó con
đây là một thói quen tốt và rất quan trọng của bất kỳ một người chủ nào khi nuôi chó. Tiêm phòng dịch giúp chó tăng sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật, là cách để phòng ngừa các dịch bệnh gây hại cho chó. Khi có thông báo về việc tiêm phòng dịch thì chúng ta cần đưa chó đến ngay các trung tâm hoặc các bác sỹ thú y sẽ trực tiếp đến tận nơi để tiêm phòng dịch cho chó. Việc tiêm phòng dịch giúp chó phòng tránh được các bệnh như bệnh dại, bệnh viên gan truyền nhiễm, bệnh carre, bệnh lepto trên chó, bệnh ho cũi chó, …
Người nuôi chó cần chú ý tiêm phòng định kỳ để cho luôn phát triển khỏe mạnh
Tẩy giun sán theo hướng dẫn của bác sĩ thú y
Đây là một cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa cho chó. Bệnh giun sán xuất hiện khi chó ăn các loại thực phẩm bẩn, chưa chín,… đây là cơ hội cho những con giun sán có chổ ẩn nấp và phát triển và chó sẽ có những biểu hiện như nôn, bỏ ăn, mệt mỏi. Để phòng tránh bệnh giun sán ở chó chúng ta cần thực hiện theo đúng hướng dẫn, theo đúng yêu cầu của các bác sỹ thú y.
Hiện nay có nhiều loại thuốc tẩy giun được bày bán trường, được đặt theo các loại tên khác nhau và có bảng kê hướng dẫn sử dụng cho từng loại thuốc. Khi tẩy giun cho chó chúng ta cần phải xác định đúng số tuổi của chó để lựa chọn được đúng loại thuốc, bởi vì mỗi loại thuốc có cách dùng khác nhau và được áp dụng cho từng độ tuổi khác nhau.
Nuôi mèo
1. Cách chọn giống mèo.
Chọn mèo con có dáng đi nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, quanh miệng và vành mắt sạch sẽ. Khi ta dùng tay nắm da gáy mèo nhấc lên khỏi mặt đất, thấy hai chân sau và đuôi mèo quắp về phía trước bụng, dân gian ta hay gọi là “mèo con hay chuột”, ý nói giống mèo khỏe mạnh, tinh nhanh.
2. Phân biệt giới tính mèo.
Đối với mèo con khi còn nhỏ trước 35 ngày tuổi, để phân biệt được giới tính mèo, các bạn hãy nhìn vào phía sau dưới hậu môn, nếu có 3 chấm đen thì đó là mèo đực, có 2 chấm đen là mèo cái.
3. Chăm sóc cho mèo con.
Mèo con mới đẻ nhắm mắt hoàn toàn, chúng có thể tự tìm vú mèo mẹ để bú. Mèo mẹ sẽ tự dọn vệ sinh cho mèo con trong suốt quá trình cho con bú sữa.
Thức ăn chủ yếu của mèo con là sữa mẹ, cho nên phải chăm sóc mèo mẹ chu đáo thời gian nuôi con. Cho mèo mẹ ăn 3 đến 4 bữa 1 ngày bằng thức ăn giàu dinh dưỡng như cá, thịt…
Khoảng hết tuần thứ hai từ lúc sinh ra mèo con bắt đầu mở mắt. lúc đó có thể cho mèo con tập ăn đào tạo mèo con vào nếp sống.
4. Tập cho mèo con sinh hoạt.
Các bạn hãy dùng hộp hoặc chậu nhựa có thành thấp, cho một chút sỉ than hoặc cát vào rồi để cạnh nơi buộc mèo, theo bản năng thì mèo sẽ đi vệ sinh vào đó. Phải thường xuyên thay sỉ than hoặc cát mới, không để bẩn thỉu mèo sẽ không chịu đi vệ sinh vào đó.
Khi mèo đã quen có thể tháo dây buộc. Muốn nuôi mèo thương phẩm với số lượng lớn thì nên nuôi mèo nhốt, có thể đóng chuồng với kích thước cao 1m rộng 1m dài 2m. mỗi chuồng có thể nuôi 10 con mèo.
5. Thức ăn cho mèo.
Khi còn nhỏ, mèo rất cần thức ăn nhiều đạm nên thường xuyên cho mèo ăn cá, cá nên nướng hoặc kho và chú ý không được cho mèo ăn mặn, mèo khát uống nhiều nước sẽ rất dễ bị bệnh về tiêu hóa. Mèo đặc biệt thích đồ ăn sống nên thỉnh thoảng nên bổ sung vào khẩu phần ăn thịt tươi như chuột sống hay thịt tươi. Nếu nuôi thả tự nhiên mèo có thể tự bắt chuột để ăn.
6.Phát hiện mèo cái động dục.
Mèo cái được khoảng 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu động dục. Khi động dục mèo phát ra tiếng kêu gọi đực rất đặc trưng. Thời gian mèo động dục khoảng 3 đến 4 ngày, chịu đực vào ngày thứ 4.
Cách chăm sóc mèo đẻ.
Mèo cái chửa khoảng 59 – 62 ngày thì đẻ. Khi chuẩn bị đẻ mèo mẹ có những hiện tượng:
+ Mèo mẹ tìm ổ, có hiện tượng sệ bụng rõ rệt, đi lại rất chậm chạp thận trọng, bộ phận sinh dục bên ngoài sưng, bầu vú căng mọng, vắt có sữa đầu đặc sánh chảy ra.
+ Khi mèo mẹ có biểu hiện sắp đẻ, cần phải làm ổ cho mèo đẻ. Ổ đẻ có thể làm bằng hộp các tông, chậu nhựa… có lót vải mềm làm ổ cho mèo đẻ, phải đặt ở nơi kín đáo, sạch sẽ, yên tĩnh và đặc biệt ít người qua lại.
– Hãy để cho mèo mẹ đẻ một cách tự nhiên, tự cắn rốn cho con.
– Tuyệt đối không cho người lạ qua lại chỗ mèo đẻ vì sẽ gây kích thích cho mèo mẹ (dân gian gọi là mèo phải vía), chúng sẽ tha con đi nơi khác hoặc không cho con bú, trường hợp đặc biệt có thể cắn chết con.
Nuôi ếch
1. Chọn thức ăn phù hợp và cho ăn đúng cách
Hiện nay thức ăn cho ếch sử dụng trong những mô hình nuôi ếch thương phẩm hoàn toàn là thức ăn công nghiêp loại dành cho cá giống, cá da trơn, cá rô phi: có hàm lượng đạm từ 22-40%.
Khi cho ếch ăn, thức ăn phải được rãi đều khắp bể nuôi, tránh cho ếch ăn tập trung một chỗ, ếch giành thức ăn sẽ cắn nhau. Cho ếch ăn nhiều lần trong ngày. Ếch ăn mạnh vào lúc chiều tối và đêm nên ban ngày cho ếch ăn ít, tập trung thức ăn vào tối và đêm cho ếch. Định kỳ bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khỏe hạn chế dịch bệnh và tiêu hóa tốt thức ăn.Ngoài ra cũng cần phải lựa chọn khích cỡ thức ăn và hàm lương đạm cho phù hợp với sự phát triển của ếch.
2. Chăm sóc và quản lí chặt chẽ mô hình nuôi ếch
Thường xuyên san thưa và phân cỡ đàn ếchđể tránh trường hợp con lớn ăn con nhỏ.Hằng ngày theo dõi mọi hoạt động của ếch: Mức ăn, tốc độ lớn, tình hình bệnh để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Định kỳ hàng ngày nên thay nước, vệ sinh bể nuôi. Người chăn nuôi cần chú ý thường xuyên trộn men tiêu hóa + vitamin giúp ếch tăng sức đề kháng và phòng bệnh đường ruột. Có thể định kỳ 7 ngày dùng Iodine để tắm ếch với liều lượng 1ml/1m3 nước (ngâm qua đêm).
3.Thu hoạch sau mỗi vụ nuôi
Sau khi thả giống nuôi được 2,5-3 tháng ếch đạt 150-300g/con (ếch Thái) thì có thể tiến hành thu hoạch bán ếch thịt. Cho ếch ngừng ăn trước khi thu hoạch 10-12 giờ. Tháo cạn nước trong bể nuôi rồi dùng vợt xúc hoặc thu bằng tay. Dùng hộp xốp có lỗ thông hơi và bèo tây hoặc dùng túi nilông có nước để vận chuyển ếch. Vợt xúc, các dụng cụ dùng để chứa đựng ếch phải nhẵn, hạn chế bị sây sát.
De Heus là một trong tập đoàn hàng đầu về cung ứng các loại thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao trên thị trường Việt Nam. Thức ăn cho ếch nói riêng và thức ăn thủy sản nói chúng là một trong những ngách sản phẩm mà chúng tôi đặc biệt tập trung chú trọng và phát triển, đảm bảo mang đến cho vật nuôi nguồn dinh dưỡng động vật tốt nhất, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi khi tham gia vào những mô hình nuôi ếch quy mô như thế này.
Nuôi baba
1. Các giống ba ba
Chọn giống là kỹ thuật quan trọng, nếu chọn được loại giống tốt, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi sẽ cao. Hiện nay có 3 giống ba ba bà con có thể tham khảo:
- Ba ba trơn: đặc điểm của giống này là không có những nốt sần, bụng màu vàng, thỉnh thoảng lại có những chấm màu đen giống như đốm hoa. Loại giống này thích hợp sống ở vùng nước nhọt như sông, hồ, ao… ở khu vực miền Bắc.
- Ba ba gai: Giống này dễ nhận biết. Trên mai có nhiều nốt gai sần theo đặc trưng tên gọi, dùng tay sờ vào mai sẽ thấy nháp tay, càng về phía cuối mai những nốt sần gai càng nhiều và nổi rõ. Giống này cũng thích hợp với môi trường nước ngọt, các vùng sông suối, ao hồ miền Bắc.
- Ba ba miền Nam (Cù Đinh): Giống này ở phần cỏ có vòng gai sần, phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên đổ vào miền Nam. Giống này khá hung dữ.
Trong cả 3 loại giống thì baba gai được nhân giống nuôi phổ biến hơn cả vì chúng nhanh lớn, sản lượng thịt tốt.
Yêu cầu khi chọn giống:
Để chọn được con giống khỏe mạnh, bà con cần lưu ý những điểm sau:
- Lựa chọn giống nuôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chọn những con đồng trang lứa để chúng cùng nhau phát triển, điều này đặc biệt rất quan trọng khi người nuôi có ý định nuôi lai tạo giống.
- Con giống phải khỏe mạnh, da không bị trầy xước, không bị mắc bệnh.
- Loại ngay khỏi đàn những con có biểu hiện: dị tật hoặc mù mắt, các bộ phận mu, đuôi, 4 chân mỏ bị dị hình.
- Người nuôi nên chọn ba ba con khoảng 4 tháng tuổi với trọng lượng cơ thể ít nhất 100g/ con.
- Lựa chọn con đực: Phải có thân hình mỏng, đuôi dài ra khỏi mai, bà con có thể dùng tay để sờ vuốt trực tiếp lên phần cuối mai sẽ không thầy sần gợn sóng như con cái.
- Lựa chọn con cái: Phải chọn những con có thân hình tròn hoặc bầu dục , phần đuôi ngắn hơn con đực. Vuốt phần mai về cuối sẽ thấy sần sùi hơn con đực.
Ngoài ra, nếu khi thả ba ba giống xuống ao nuôi không thấy chúng chui xuống bùn thì đó là dấu hiệu của giống kém chất lượng
2. Ao nuôi, bể nuôi
Ba ba thuộc lớp bò sát thân thiện, thở bằng phổi, sống ở môi trường dưới nước và đẻ trứng trên cạn. Chúng sống được bả ở mực nước dưới đáy ao nuôi và thích chui rúc vào hàng hốc, bờ kè xung quanh. Bà con có thể xây bể xi măng để nuôi ba ba, tạo môi trường giống với một ao nuôi tự nhiên nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Vị trí: Yên tĩnh, không cớm rợp, có điều kiện cấp – tiêu thuận lợi. Ao nuôi tốt nhất nên có hình chữ nhất.
- Diện tích: 100 – 200m2, không nên xây dựng ao nuôi quá rộng trên 600m2 sẽ khó quản lý. Sâu khoảng 1,5 -2m, không nên để quá sâu.
- Chất lượng đất bùn trong ao nuôi: Là đất thịt, đất cát pha hoặc đất thịt pha sét để đảm bảo môi trường trong ao nuôi không bị quá chua. Độ pH trong nước khoảng từ 7 – 8
- Đáy: Nên có độ nghiêng nhất định về phía tiêu nước. Khoảng 20% diện tích đáy ao có lớp cát mịn dày 0,15 – 0,2m
- Bờ ao: Nên xây bằng gạch hoặc đá to chắc chắn, không bị sụt lún, nứt vỡ. Khoảng cách từ mặt nước lên trên phải xây cao thêm 0,4 – 0,5m, trên đỉnh bờ có xây gờ rộng 10 – 15cm ngăn không cho chúng bò lên bên trên. Có thể đắp nền đất lên trên bờ, trồng cỏ hoặc đắp sỏi để không cho ba ba đẻ trứng.
- Rìa bờ ao: Xây thêm 1 – 2 lậc thêm, đắp ụ nổi trong ao hoặc thả xuống giữa ao bè tre, bè gỗ cho chúng nghỉ ngơi phơi nắng.
- Chỗ đẻ trứng: bài đẻ rộng khoảng 1 – 1,5m2 cho khoảng 15 – 20 con đẻ trứng. Xung quanh bãi đẻ trứng nên xây cao 0,5 – 0,6m2. Bãi đẻ trứng cho ba ba được tạo ngay cạnh ao bằng hình thức đào nhiều hố có lớp cát mịn tơi xốp thích hợp để chúng làm ổ. Bãi đẻ phải đảm bảo yên tĩnh, có bóng mát của cây xanh hoặc mái che để không bị nhập úng khi mưa.
- Chất lượng nước: Nước trong ao nuôi ba ba phải sạch sẽ, đã được tiêu diệt mầm bệnh trước khi thả. Bể nuôi từ năm thứ 2 phải được tẩy ao chuẩn bị lớp nền cát.
- Nhiệt độ nước: Duy trì từ 25 – 30 độ C, nếu dưới 20 hoặc trên 32 độ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến chúng ăn kém, sinh trưởng chậm.
Ngoài ra nếu nuôi ba ba sinh sản, bà con nên xây riêng một bể xi măng nuôi ba ba con, ương ba ba mới nở đến 1 tháng tuổi. Điều kiện bể nuôi:
- Xây bằng xi măng, thành bể xây nhẵn mịn bằng gạch, hình chữ nhật.
- Diện tích: 2 – 3m2, cao khoảng 80cm, đảm bảo mực nước sâu khoảng 10 – 30cm.
- Đáy bể nuôi cũng phải có độ nghiêng về phía ống cống tiêu nước.
- Xung quanh bể nuôi phải được che chắn cẩn thận để tránh gió lùa.
Bà con có thể thả vào ao nuôi cây bèo để ba ba chui rúc, tạo bóng mát cho chúng.
3. Thời vụ thả giống, mật độ nuôi
Thời vụ:
Trong mô hình nuôi ba ba sản xuất giống ở miền Bắc, mùa vụ thả từ tháng 3 – tháng 10.
Mật độ thả:
Đối với mô hình nuôi ba ba thương phẩm, mùa vụ thả thích hợp từ tháng 2 – tháng 3 hàng năm. Mật độ bãi đẻ trung bình 1m2 dùng cho 10 – 15 con ba ba cái.
Nếu chăn nuôi ở quy mô gia đình, bà con có thể thả với mật độ 0,5 – 1 con/m2 (tuy nhiên năng suất không cao). Con chăn nuôi theo hướng thâm canh, mật độ thích hợp khoảng 4 – 5con/m2
Đối với ba ba con ương lấy giống: giai đoạn từ khi mới nở đến 35 ngày tuổi mật độ thả từ 20 – 30 con/m2. Giai đoạn từ sau 35 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi, mật độ ương 10 – 15 con/m2.
4. Thức ăn của ba ba
Các nguồn thức ăn chính:
Con ba ba ăn gì? là câu hỏi mà rất nhiều hộ khi bắt đầu chăn nuôi ba ba đều cần lời giải đáp để cung cấp tối đa nguồn dinh dưỡng cho chúng nhanh lớn. Nguồn thức ăn của ba ba khá phong phú, được chia ra thành 3 nhóm chính:
- Thức ăn có nguồn gốc từ động vật tươi sống:
Bao gồm các loại cá biển vụn, cá chốt, cá linh, cá tạp, cá mè, cá mương; các loài động vật nhuyễn thể như ốc sên, ốc vặn, ốc bươu vàng, ốc nhồi, hến, trai, don, dắt; Các loại tôm cua rẻ tiền; côn trùng như nhộng tằm, giun đất, giun quế; phế phẩm từ các lò mổ gia súc gia cầm…
- Thức ăn khô
Một số loại thức ăn khô rẻ tiền như cá nhạt, tôm nhạt đã qua xử lý, sấy khô làm thức ăn dự trữ cho baba vào mùa khan hiếm hoặc thời tiết thay đổi làm thiếu nguồn thức ăn tươi sống.
Bà con lưu ý không sử dụng thức ăn khô mặn để nuôi ba ba
- Nguồn thức ăn từ phụ phẩm
Nhiều hộ chăn nuôi ba ba sử dụng thức ăn sản xuất công nghiệp, các loại cám viên để vỗ béo ba ba lấy thịt. Tuy nhiên hiện nay nước ta vẫn chưa sản xuất được một loại thức ăn công nghiệp nào chuyên dùng để nuôi baba, do đó tuy chứa hàm lượng đạm rất cao, có thể lên tới 50 – 55% nhưng phần lớn là nhập khẩu nên chi phí rất đắt.
Bà con nuôi baba có thể sử dụng các loại bột ngũ cốc, chế phẩm sinh học… để tự sản xuất “thức ăn công nghiệp” để tối giản chi phí, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Cách chế biến thức ăn:
Thức ăn tươi sống phải rửa sạch, đảm bảo không bị nhiễm bệnh, không ôi thiu ẩm mốc.
Đối với các loại thức ăn nhỏ, vừa miệng thì bà con cho ba ba ăn cả con.
Còn thức ăn có kích thước lớn thì phải được băm nghiền nhỏ bằng máy nghiền cua ốc và luộc chín tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng, đặc biệt khi nuôi ba ba con.
Đối với nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp, bà con có thể phối trộn theo tỉ lệ nhất định, sau đó có thể đem nấu chín cho ba ba ăn hoặc dùng máy ép cám viên để ép cám có thành phần dinh dưỡng và hàm lượng đạm tương đương với cám công nghiệp.
Khẩu phần thức ăn cho ba ba:
Nuôi ba ba phải tập chúng chúng thói quen ăn tại một địa điểm, nên cho ăn trên bờ, không nên thả xuống ao sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
Với ba ba nuôi lấy giống, bà con cho ăn 2 bữa sáng và chiều, trong đó bữa chính là bữa chiều tối, thời tiết mát mẻ
Với ba ương, tháng đầu tiên chia thức ăn làm 4 bữa, tháng thứ 2 chia làm 3 bữa, sang tháng thứ 3 chia làm 2 bữa như bình thường. Cần tập cho chúng ăn đúng nơi quy định.
Với ba ba nuôi thương phẩm, khi thời tiết mát mẻ, bà con có thể tăng khẩu phần thức ăn lên khoảng 5% tổng trọng lượng trong ao nuôi. Thời tiết nắng nóng thì giảm xuống còn 2 – 3% tổng trọng lượng trong ao nuôi. Thời điểm từ tháng 4 – 11 tập trung vỗ béo để xuất bán nên bà con phải cung cấp đủ lượng thức ăn cho ba ba. Trên thực tế 1kg ba ba thịt cần từ 17 – 18kg thức ăn.
Thông thường vào mùa đông khi nhiệt độ nước ao xuống thấp, ba ba thường không ăn gì cả. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng xuất bán, vì vậy khi nuôi, bà con phải chú ý đến thời vụ, thời tiết và nhiệt độ trong ao nuôi.
Ngoài ra, trong các giai đoạn ương nuôi, bà con cho ba ba ăn nhiều giun quế, giun đất sẽ kích thích chúng tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, kháng bệnh tốt.
Chính vì vậy, bà con có thể tận dụng phân chuồng gia súc gia cầm, các loại thức ăn thừa, rác thải nhà bếp… để gây nuôi trùn quế làm thức ăn cho ba ba. Phương pháp này nhằm tận dụng nguyên liệu sẵn có để giảm chi phí chăn nuôi. Ngoài ra còn giúp baba lớn nhanh, ít bệnh.
5. Chăm sóc và nuôi dưỡng
Nuôi ba ba sinh sản nên duy trì tỷ lệ đực cái trong ao nuôi là 1: 3. Không nên thả quá nhiều con đực vì chúng hung hăng tranh giành con cái sẽ gây ra xô xát, làm hỏng quá trình giao phối.
Chú ý thay nước ao nuôi vào mùa hè để nước ao luôn sạch sẽ. Người nuôi không nên thay một loạt nước sẽ khiến chúng khó thích nghi, hãy thay dần dần, mỗi ngày cho vào bể từ 20 – 50% lượng nước trong ao, đến 12 – 15 ngày thì thay hết nước, làm vệ sinh đáy bể nuôi. Xả nước vào từ từ. Đến mùa đông thì mỗi tháng chỉ thay nước 1 lần.
Nếu có thức ăn thừa thì nên dọn dẹp tránh để sinh mầm bệnh.
Bà con nên làm giàn che nắng, che mưa cho ba ba.
Ba ba ương nếu muốn thu hoạch xuất bán thì nên tháo cạn nước để bắt hoặc dùng lưới để vét, nên thu hoạch vào buổi sáng sớm mát trời. Khi bắt phải nhẹ nhàng tránh làm chúng bị thương.
Ba ba dễ bị câu trộm, vì vậy khi nuôi, bà con cần kiểm tra thường xuyên hoặc dùng chó để canh giữ ao nuôi.
ba ba luôn luôn tìm cách trốn thoát ra ngoài, vì vậy bờ kè ao cần được xây dựng chắc chắn, kiểm soát mực nước, đặc biệt là sau khi mưa.
Chú ý đến nhiệt độ nước để điều chỉnh lượng thức ăn cho chúng, cụ thể:
- Trên 30 độ C lượng thức ăn = 1/10 trọng lượng thân.
- 25 – 29 độ C lượng thức ăn = 7 – 8% trọng lượng thân
- 20 – 25 độ C lượng thức ăn = 4 – 5% trọng lượng thân.
- Dưới 20 độ C ba ba rất ít ăn.
- Từ 10 độ C trở xuống ba ba sẽ ngừng ăn.
6. Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở baba
Ba ba ngoài tự nhiên hoặc nuôi trong ao nuôi có mật độ thưa ít bị bệnh. Tuy nhiên khi nuôi thương phẩm với mật độ cao, nuôi trong bể xi măng, công tác quản lý không tốt, chúng rất dễ mắc bệnh, bệnh lây lan nhanh gây chết hàng loạt, thiệt hại vô cùng lớn.
Thay nước ao theo mùa để đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ không gây mầm bệnh.
Nhiều người khi bắt đầu nuôi ba ba con đến 3 tháng tuổi chết mà không rõ nguyên nhân. Thực chất là khi nở chúng bị hở rốn, nhiễm bệnh hoặc mật độ nuôi quá dày. bà con phải kiểm soát chặt chẽ khâu này.
Nếu trong ao nuôi có những con bị bệnh cần phải bắt lên, nuôi riêng biệt, sử dụng thuốc điều trị.
Một số nơi nuôi còn dùng cây nghể dại vò ra và thả xuống khu vực ba ba thường xuyên đi lại nhằm phòng bệnh ỉa chảy và ghẻ lở.
Trước mỗi mùa vụ, ao nuôi phải được dọn dẹp sạch sẽ, bà con có thể rắc thêm một lớp vôi sống từ 10 – 15kg/100m2 để khử trùng. Ngoài ra cũng có thể thay lớp cát củ ở đáy ao.
► Một số bệnh thường gặp và các chữa trị
- Bệnh sưng cổ:
Cổ ba ba bị sưng, không thể rụt vào bên trong mai.
Bà con sử dụng thuốc Clorocid/ Sulfamid trộn với thức ăn. Ngày đầu tiên 0,2g thuốc/ 1 kg thức ăn, hai ngày sau 0,1 thuốc/ 1 kg thức ăn cho chúng ăn liên tục 3 ngày.
- Bệnh ký sinh đơn bào
Bệnh này có thể nhìn bằng mắt thường nếu kí sinh phát triển nhiều, còn nếu ngược lại thì chúng giống với bệnh nấm thủy mi rất dễ gây nhầm lẫn. Nuôi ba ba con dễ bị mắc bệnh này khiến cho chúng bị chết hàng loạt, thiệt hại rất lớn.
Bà con sử dụng viên sủi TCCA liều lượng 1g/m3 nước để thả xuống ao nuôi.
- Bệnh nấm thủy mi
Cổ và chân có những vùng bị xám trắng, ở khu vực đó có sợi nấm mềm. Khi phát triển mạnh, sợi nấm sẽ lên thành bụi trắng dễ quan sát. Bệnh này khiến chúng bị lở loét, lâu dần sẽ chết, tỷ lệ chết đến 40%.
Nấm thủy mi phát triển ở nhiệt độ nước 18 – 25 độ C, vào thời điểm mùa đông, mùa mưa xuân (miền Bắc)
Bà con cũng chữa trị bằng viên sủi TCCA.
Nguyên nhân do mật độ nuôi dày, nước ao bẩn.
Chúng có thể bị viêm loét ở cổ, chân, đầu, miệng. Một số con bị nặng thì vết lở loét còn bị đóng kén, xuất huyết. Ngoài ra có biểu hiện kén ăn, cụt móng chân, mắt đỏ, cơ thể mềm nhũn, khi bị lật ngửa cũng không có đủ sức lật lại… Lâu ngày không được chữa trị thì ba ba sẽ chết.
Bà con sử dụng thuốc kháng sinh Rifampicin trộn với mỡ lợn để bôi lên vị trí bị lở loét, giữ con bị bệnh đó trên cạn khoảng 30 – 60 phút để thuốc khô lại sau đó thả xuống nước. Bôi thuốc khoảng 7 ngày: ngày đầu dùng 100mg/ 1kg, từ ngày 2 – 7 dùng 50mg/ 1kg.
7. Thu hoạch và vận chuyển
Mùa vụ thu hoạch ba ba là tháng 11, 12 vì giai đoạn này thời tiết lạnh chúng đã bắt đầu kén ăn, bỏ ăn.
Trong quá trình thu hoạch nên giữ lại những con nhỏ và những con cỡ lớn khỏe mạnh nhất để chúng đẻ trứng cho mùa tiếp theo.
Khi thu hoạch, bà con có thể bắt bằng tay hoặc dùng vó. Nên tát cạn nước ao, chặn ở lối thoát nước.
2.Cách làm giàu tại nông thôn với trồng trọt
Trồng bưởi
Trồng caosu
Trồng nấm
Trồng rau sạch
Nhãn
Vải
Ổi
Ươm giống
Cây cảnh phong thủy
3.Một số ý tưởng làm giàu tại nông thôn
Mở xưởng chế biến nông sản
Cung cấp dụng cụ nông nghiệp
Quán nét
Bán thức ăn chăn nuôi
Bán tạp hóa
Vật liệu xây dựng
Kinh nghiệm làm giàu tại nông thôn bằng nông nghiệp:
Chọn giống tốt
Học kiến thức mới
Quảng bá sản phẩm