Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Cây đinh lăng có tác dụng gì? cây đinh lăng ra hoa có tốt không

Cây đinh lăng có tác dụng gì? cây đinh lăng ra hoa có tốt không

Bạn muốn tìm hiểu về cây đinh lăng có tác dụng gì, cây đinh lăng ra hoa dùng có tốt không? Hầu hết chúng ta đã từng nghe ở đâu đó về “công dụng tuyệt vời của đinh lăng” nhưng không phải ai cũng biết hết tất cả lợi ích thực sự của nó.

Trong y học cổ truyền, Đinh lăng rất được coi trọng và được coi là nhân sâm của người nghèo  vì nó có thể chữa bệnh và giải độc cơ thể. Chúng ta cùng xem chi tiết khái quát về cây đinh lăng ở phần dưới đây.

NỘI DUNG

Giới thiệu về cây đinh lăng

Đinh lăng hay còn gọi là sâm dương, cây gỏi cá, có tên khoa học là Polyscias fruticosa L.Harras. Đinh lăng là loại cây cùng họ với nhân sâm.

Danh y nổi tiếng của nước ta đã từng ví loại cây này như “cây sâm của người nghèo”. Cách ví này phần nào đã giúp chúng ta hiểu được công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.

– Cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa) thuộc họ Ngũ gia bì, có kỹ thuật trồng cây không quá khó. Loài cây này là một loại dược liệu quý bởi con người có thể sử dụng được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khoẻ và làm gia vị.

– Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao khoảng 0,8-1,5m, thường được trồng làm cây cảnh. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3-4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi “thuốc bắc”. Lá tươi không có mùi thơm này.

– Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Cây có biên độ sinh thái rộng, phân bố trên khắp các vùng sinh thái, có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất pha cát. Cây phát triển mạnh khi nhiệt độ dưới 25 độ C (từ giữa thu đến cuối xuân).

cây đinh lăng có tác dụng gì
Cây đinh lăng có tác dụng gì?

Cây đinh lăng có mấy loại?

  • Đinh lăng lá nhỏ: Đây là loại phổ biến nhất tại nước ta
  • Đinh lăng lá to: Hay còn gọi là đinh lăng ráng, tẻ. Lá đinh lăng của loại này to, dày hơn so với loại lá nhỏ.
  • Đinh lăng lá tròn: Là loại lá đinh lăng dày, mép tròn có hình răng cưa
  • Đinh lăng lá răng: Thường trồng làm cây cảnh, lá nở to.
  • Đinh lăng lá vằn: Lá đinh lăng có hình cánh hoa
  • Đinh lăng lá bạc: Là loại cây nhỏ, viền có màu bạc, trồng làm bonsai hoặc cây cảnh.

Cây đinh lăng có hoa không ?

Có! Toàn bộ từ thân, rể, củ, của đinh lăng đều tốt nên khi cây đinh lăng ra hoa chính là lúc xuất hiện thêm một công dụng tuyệt vời mới. Đó chính là an thần!

Hoa đinh lăng mọc thành từng chùm ở đầu cảnh, màu xanh xám. Hoa đinh lăng nở vào từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm!

Công dụng hoa đinh lăng là lợi tiểu, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ điều trị đau đầu.

Nó còn giúp người dùng ăn ngon và ngủ sâu !

Ngoài ra, nếu không uống được rượu, bạn có thể phơi khô nụ hoa hòe rồi sắc nước để uống rất tốt cho giấc ngủ người già giảm chứng mất trí nhớ.

– Cải thiện hệ thống miễn dịch

– Bồi bổ cơ thể để ăn ngon ngủ tốt

– Giúp cải thiện trí nhớ

–  lợi tiểu

–  Giúp điều trị đau đầu

–  Hỗ trợ điều trị đau lưng

Thông thường dân gian chế biến đinh lăng bằng cách đem phơi khô rồi sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu.

Cây đinh lăng có tác dụng gì?
Cây đinh lăng có tác dụng gì?

Cây đinh lăng có tác dụng gì?

Tác dụng của cây đinh lăng mang lại cho sức khỏe con người là rất lớn, nó được liệt kê rất nhiều trong các toa thuốc của đông y. Ngoài ra, với mức độ phát triển của khoa học đông y và tây kết hợp đã mang lại nhiều hy vọng mới đối với sức khỏe con người.

Theo y học cổ truyền hay đông y:

Là một vị thuốc bổ, chữa suy nhược, khó tiêu, ít sữa sau khi đẻ, đau nhức sau khi đẻ.

Nó được sử dụng như một phương thuốc để chữa ho, tan máu, giảm tiểu tiện và kiết lỵ.

Cụ thể như sau!

Công dụng của lá cây đinh lăng:

Lá đinh lăng chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể là 8 loại saponin oleanolic mới.

Chính vì vậy, lá của loài cây này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể.

Đây cũng là lý do mà lá đinh lăng được rất nhiều người ưa chuộng, thường dùng để ăn với không ít đồ ăn sống.

Bên cạnh đó, bộ phận rễ cây đinh lăng cũng chứa rất nhiều hoạt chất. Đặc biệt là vitamin và acid amin.

Theo Y học cổ truyền, rễ đinh lăng có tác dụng lợi tiểu, giảm thiểu tình trạng đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh, lợi sữa, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược thần kinh, bổ khí, giải độc.

Thậm chí, rễ đinh lăng còn được dùng để ngâm rượu với tác dụng bồi bổ, tăng tuổi thọ.

Cây đinh lăng có tác dụng gì?
Cây đinh lăng có tác dụng gì?

Công dụng của rễ và củ cây đinh lăng:

  • Chữa hen suyễn lâu năm;
  • Rễ đinh lăng ngâm rượu có tác dụng chính là tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai hơn.Giúp não tăng cường sự tập trung; ăn ngon miệng và ngủ ngon;
  • Giúp thông tia sữa;
  • Chữa liệt dương, thiếu máu (phát huy công dụng tối đa khi kết hợp cùng một số vị thuốc Đông y khác).

Công dụng của cành và thân cây đinh lăng:

Ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống chữa tình trạng đau lưng, mỏi gối.

Cây đinh lăng có tác dụng gì?
Cây đinh lăng có tác dụng gì?

Lợi ích của cây đinh lăng với y học hiện đại:

Nó làm tăng biên độ điện thế não, tăng tỷ lệ giữa sóng alpha và sóng beta và giảm tỷ lệ sóng delta. Tăng cường tiếp nhận các tế bào thần kinh vỏ não bằng kích thích ánh sáng

Phản xạ trong mê cung làm tăng nhẹ sự hưng phấn

Hoạt động phản xạ tăng có điều kiện bao gồm phản xạ phân biệt tích cực.

Chiết xuất rễ Đinh lăng và Bột rễ được sử dụng để tăng cường miễn dịch và cải thiện khả năng kháng bệnh.

Rượu Lá Đinh Lăng loại nước tốt có công dụng khống chế sự phát triển của vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột.

Vì vậy, các loại thuốc này là thuốc chống tiêu chảy, đặc biệt là ở gia súc.

Lá đinh lăng có thể sử dụng để nấu ăn:

Lá đinh lăng không chỉ được dùng để chữa bệnh mà còn được xem như một loại nguyên liệu chế biến món ăn vô cùng hấp dẫn.

Mùi thơm của lá đinh lăng kết hợp cùng một số loại thực phẩm khác sẽ tạo nên món ăn có hương vị vô cùng đặc biệt.

Cây đinh lăng đối với phong thủy:

Cây đinh lăng được biết đến với ý nghĩa có thể ngăn chặn khí xấu xông vào nhà, từ đó trấn giữ nguồn năng lượng tốt, giúp tài khí dễ tích tụ, không bị tiêu tán, được coi như “thần giữ của” cho chủ nhà.

Đây xứng đáng là một trong những loài cây nên có trong nhà, vườn nhà để dẫn dụ tài lộc.

Lưu ý:

Nhìn chung bạn hoàn toàn có thể trồng cây đinh lăng trong nhà, tuy nhiên chỉ cần lưu ý 1 chút là cây đinh lăng ưa nắng, do vậy nếu đặt trong phòng khách thì bạn nên đặt ở cạnh cửa sổ để cây có thể phát triển tốt.

Còn nếu được thì tốt nhất nên đặt chậu cây đinh lăng ngoài ban công, ngoài hiên nhà, vườn… vừa làm đẹp ngôi nhà, vừa giúp cây có điều kiện sinh trưởng tốt, xanh mát quanh năm.

Trường hợp bạn đặt cây đinh lăng trong phòng ngủ thì cần chú ý chỉ chọn những cây nhỏ, đặt cạnh cửa sổ.

Vào ban đêm trước khi đi ngủ, bạn nên đặt chậu cây ra ngoài hiên hoặc mở cửa sổ ra bởi ban đêm cây sẽ hấp thụ khí oxy, sẽ khiến người trong phòng cảm thấy dễ ngột ngạt và khó chịu.

Cây đinh lăng có tác dụng gì?
Cây đinh lăng có tác dụng gì?
cay-canh-hoa-muoi-gio

Tham khảo:

Cách chế biến và sử dụng cây đinh lăng:

Với mỗi bộ phận sẽ có tác dụng chính đặc trị khác nhau nên chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc tham khảo:

Bài thuốc chữa bệnh từ lá đinh lăng:

Bài 1: Bồi bổ cơ thể

  • Dùng 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch để ráo
  • Hãm như lá trà, dùng nước uống hàng ngày.

Bài 3: Chữa tắc sữa

  • Dùng 30g rễ đinh lăng khô, 1 củ gừng
  • Rửa sạch rễ cây, gừng đập dập
  • Cho các nguyên liệu vào sắc với nước
  • Chia làm 2 lần uống, sử dụng trong ngày

Bài 3: Chữa dị ứng, nổi mề đay

  • Dùng lá đinh lăng khô hoặc tươi.
  • Sắc lấy nước uống trong ngày
  • Sử dụng trong vòng 1 tuần để đạt được hiệu quả

Bài 3: Chữa hen suyễn

  • Dùng: Rễ đinh lăng + đậu săn + rễ dâu ta + nghệ vàng + bách bộ + rau cúc tần. Mỗi vị 10g. Gừng khô 5g, củ xương bồ 8g
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, sắc lấy nước uống
  • Ngày sắc 1 thang, chia làm 2 lần, dùng hết trong ngày

Bài 4: Chữa phong thấp

  • 15g rễ cây đinh lăng + hà thủ ô + cỏ xước + huyết rồng + thiên niên kiện (mỗi loại 10g) + 15g quế chi
  • Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2 lần, dùng hết trong ngày

Bài 5: Chữa ho khan do phế nhiệt

  • Rễ đinh lăng + lá xương sông + rau má + kim tiền thảo mỗi vị 20g;
  • Mạch môn + cam thảo + tía tô mỗi vị 16g.
  • Đại táo + trần bì + cát cánh mỗi vị 12g
  • Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2 lần, sử dụng trong ngày

Bài 6: Giúp lợi tiểu

  • Lá đinh lăng + kim tiền thảo + xa tiền thảo mỗi vị 10g
  • Đem tất sắc lấy nước uống

Bài 7: Chữa đau thận

  • Lá đinh lăng + rau ngổ + cây xấu hổ mỗi vị 40g
  • Râu ngô + xa tiền thảo mỗi vị 20g
  • Đem sắc uống thay nước

Bài 8: Chữa mất ngủ

  • Tang diệp + lá đinh lăng mỗi vị 20g.
  • Lá vông + liên nhục 16g + tâm sen 12g
  • Sắc lấy nước uống

Bài 9: Trị mụn

  • Lá đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo, giã nhuyễn, thêm muối, trộn đều
  • Đắp hỗn hợp lên phần da bị mụn, để trong khoảng 15 phút
  • Rửa lại mặt với nước sạch
  • Dùng 1 lần/ngày. Sử dụng trong 2 tuần để làn da được cải thiện

Bài 10: Làm trắng da

  • Lấy lá đinh lăng đun sôi, dùng nước để tắm
  • Ngâm mình trong nước lá đinh lăng từ 15 – 20 phút

Món ngon từ cây đinh lăng:

Món canh lá đinh lăng nấu sườn non:

Lá đinh lăng kết hợp cùng sườn non vừa lạ miệng lại nhiều chất dinh dưỡng.Vị ngọt đậm đà của sườn non kết hợp với hương thơm đặc trưng của đinh lăng sẽ khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn vô cùng.

Chuẩn bị nguyên liệu
  • 100gr sườn non
  • 200gr lá cây đinh lăng non
  • Gia vị: 2 muỗng hạt nêm + ¼ muỗng bột ngọt, ½ muỗng tiêu + đường.
  • Củ hành khô
Cách thực hiện

Bước 1: Lá đinh lăng nhặt sạch, bỏ lá già, úa, rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.

Bước 2: Sườn non rửa sạch, cho vào nồi nước, thêm chút muối, luộc trong 2 phút để khử mùi. Sau đó để ráo, ướp cùng hành khô + muối + tiêu + đường. Để trong 15 phút cho sườn ngấm gia vị.

Bước 3: Cho một chút dầu ăn vào nồi, thêm sườn vào xào, thêm nước, đun sôi. Trong khi nước xương sôi bạn dùng muỗng hớt bọt để nước canh được trong.

Bước 4: Khi sườn chín thì cho lá đinh lăng vào, đun tới khi có mùi thơm của đinh lăng thì nêm lại gia vị, tắt bếp. Cho canh ra tô và thưởng thức.

Món cá kho lá đinh lăng

Bạn có biết, cá kho cùng đinh lăng là một sự kết hợp tuyệt vời? Mùi thơm của đinh lăng đã át đi mùi tanh của cá. Hương vị của cá hòa quyện cùng đinh lăng sẽ giúp các thành viên trong gia đình của bạn có được một bữa cơm đậm đà, khó quên đấy. Hãy bắt tay vào thực hiện món ngon này với các bước đơn giản sau:

Chuẩn bị nguyên liệu
  • Cá tươi
  • Lá đinh lăng
  • Gia vị: Nước mắm + nước hàng + bột ngọt + muối + tiêu
Cách thực hiện

Bước 1: Cá làm sạch, cắt khúc, ướp gia vị đã chuẩn bị trong 15 phút cho ngấm. Lá đinh lăng rửa sạch, cắt ngắn.

Bước 2: Đặt nồi lên bếp, thêm một chút dầu ăn, chiên qua cho se phần da cá. Sau đó thêm nước vào kho.

Bước 3: Khi nồi cá sôi, cho lá đinh lăng vào. Đun nhỏ lửa cho cá kỹ, không bị tanh. Khi nước cạn thì tắt bếp.

Món cá kho đinh lăng không hề tanh mà có mùi thơm hấp dẫn và rất lạ miệng. Nếu cá không tanh, lá đinh lăng không bị nát, gia vị vừa miệng tức là bạn đã thực hiện thành công rồi đấy.

Canh lá đinh lăng nấu tôm

Chuẩn bị nguyên liệu
  • 100g tôm tươi
  • Lá đinh lăng
  • Gia vị: Muối + nước mắm + bột nêm + bột ngọt + tiêu
Cách thực hiện

Bước 1: Lá đinh lăng bỏ cọng và phần già, chỉ lấy phần lá non, rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.

Bước 2: Tôm rửa sạch, giã nhỏ, ướp cùng tiêu + muối + nước mắm. Đun nồi nước sôi, cho tôm đã giã vào, vớt bọt cho nước trong. Nêm gia vị cho vừa ăn.

Bước 3: Cho lá đinh lăng đã cắt vào nồi nước canh tôm, khuấy đều. Chờ nước canh sôi trở lại thì tắt bếp.

Cá chuối hấp lá gừng và đinh lăng

Chuẩn bị nguyên liệu
  • 1 con cá chuối ta
  • Lá đinh lăng
  • Lá gừng
  • Xả
  • Ớt
  • 1 chai bia
  • Gia vị: Dầu ăn + nước mắm + bột nêm + bột ngọt + tiêu
Cách thực hiện

Bước 1: Cá rửa sạch, đánh vẩy, khứa nhẹ vào thân cá. Đem ướp cùng muối + nước mắm + bột ngọt + tiêu. Để trong 15 phút cho cá ngấm gia vị.

Bước 2: Củ sả rửa sạch, đập dập. Lá gừng + lá đinh lăng rửa sạch, cắt khúc.

Bước 3: Lót sả đập dập vào dưới đáy nồi. Nhồi lá gừng và lá đinh lăng vào bụng cá. Phần lá còn thừa rắc lên mình cá. Cho thêm ớt tươi vào nồi.

Bước 4: Cho ½ chai bia vào nồi cá. Hấp trong 20 phút. Khi hấp để lửa nhỏ cho cá chín.

Tác hại và lưu ý khi dùng cây đinh lăng quá mức:

Cũng như các loại cây có nhựa mủ, đinh lăng cho nhựa nhiều nhất ở phần vỏ (chứa cá bó libe).

Người ta thường thu hái đinh lăng vào mùa đông, trên những cây trồng từ 3 tuổi trở lên.

Khai thác non hàm lượng hoạt chất ít không đảm bảo chất lượng làm thuốc. Những củ rễ quá to, quá già thì chỉ dùng lấy phần vỏ của rễ củ, loại bỏ phần lõi cứng bên trong; nếu củ nhỏ thì mới dùng hết cả.

Cũng là dược chất, chiết xuất của đinh lăng cũng có liều lượng dùng và liều gây độc.

Trên chuột, liều chết LD 50 của đinh lăng là 32,9g/kg (nhân sâm 16,5g/kg, ngũ gia bì 14,5g/ kg).

Ở liều độc gây xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột. Saponin trong đinh lăng có thể gây huyết tán (vỡ hồng cầu). Ở người, uống quá nhiều đinh lăng sẽ bị say, mệt mỏi, tiêu chảy..

Đinh lăng là một thực phẩm chức năng hay thực phẩm thuốc, phần dược chất tập trung ở mủ nhựa phần vỏ thân hay rễ cây. Cần khai thác, sử dụng đúng cách đúng liều lượng.

2/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *