Bèo tấm, bèo lục bình, bèo cái, bèo tai chuột là các loại bèo phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về đặc điểm, ứng dụng của chúng vào trong cuộc sống. Bạn biết về cách nuôi bèo, cách chăm sóc chúng làm sao để hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp trả lời tất cả các thắc mắc của các bạn.
NỘI DUNG
Phân loại các loại bèo ở Việt Nam
1. Bèo lục bình
Khái niệm
Bèo lục bình hay là bèo tây hay là bèo Nhật Bản thuộc về chi Eichhornia của họ Họ Bèo tây crassipes. Đây là thực vật thủy sinh, thân thảo một loài thực vật thuỷ sinh, thân cỏ và sống nổi trên mặt nước.
Đặc điểm của bèo lục bình
Cây trưởng thành cao từ 25-30 cm, lá có màu xanh lục với gân lá có dạng cánh cung. Bề mặt lá và thân tương đối láng. Phần thân lá phình to dạng xốp giúp cho bèo có thể nổi trên mặt nước dễ dàng. Rễ bèo là rễ chùm dài cỡ 25-30cm. Hoa bèo có màu tím nhạt.
Bèo lục bình có sức sống mạnh mẽ, sinh sản nhanh, chịu được ô nhiễm của nước . Cây bèo có thể nhân số lượng lên gấp bội trong thời gian rất ngắn.
2. Công dụng của bèo lục bình
- Tiêu viêm, giảm độc cho da do lá và thân có vị ngọt mát và không độc.
- Giảm sưng bằng cách giã lá bèo trộn với muốn và đắp vào chỗ có nhọt
- Hoa bèo tây có tác dụng lợi tiểu, giải độc, trị ho và đặc biệt có thể trị được cao huyết áp khi dùng chung với trà.
- Lọc nước do có khả năng hấp thụ kim loại năng như chì, thủy ngân, …
- Cung cấp thức ăn cho gia súc, ủ phân vi sinh và ủ phân chuồng.
- Xơ lục bình phơi khô bện lại làm chiếu, đồ thủ công, …
- Làm các món xào từ ngọn lục bình
2. Bèo cái
Khái niệm
Bèo cái thuộc họ Araceae, tên tiếng anh là Pistia stratiotes có nguồn gốc từ ở Châu Phi, đây là loại bèo phổ biến trong khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới đặc biệt phát triển ở các vùng nước ngọt và sống nổi trên mặt nước.
Đặc điểm của bèo cái
Kích thước của bèo cái cỡ 10-12cm lúc trưởng thành. Lá có màu xanh nhạt và không có cuống với các . Đây là loại thực vật đơn tính nhưng có thể sinh sản vô tính. Bèo mẹ và con liên kết với nhau tạo thành các chùm bèo dày đặc.
Bèo nuôi quá nhiều cái che lấp mặt nước và làm giảm lượng oxi trao đổi với không khí. Tuy nhiên ở những bể cá gột chúng hay được nuôi để tạo ra nơi trú ẩn cho cá nhỏ và cá bột.
Ứng dụng của bèo cái
- Thường sử dụng nuôi cá bột, cá gương.
- Mang tính hàn do đó có tác dụng tiêu nhột, tiêu độc và chữa mụn nhọt và chống viêm
- Giảm lượng kim loại nặng trong nước như chì, thủy ngân,…
- Sử dụng cho chăn nuôi gia cầm như: ngan, gà,…
3. Bèo tấm
Khái niệm
Bèo tấm thuộc họ Ráy Araceae với tên tiếng anh là Lemnoideae. Chúng có nhiều ở các nước Đông Nam Á, Pháp, Tây Ban Nha.
Đặc điểm của bèo tấm
Có kích thước nhỏ cỡ 0.3-1cm, khi còn bé thì có màu nâu, khi trưởng thành có màu xanh lá cây. Loại bèo này sinh sản vô tính nhờ việc nảy chồi. Có rể tương đối nhỏ, kích thước 0.2-0.5 cm. Thi thoảng chúng có hoa có kích thước cỡ 0.3mm bao gồm 2 nhị hoa và 1 nhụy hoa.
Ứng dụng của bèo tấm
- Được thả vào các bể cá cảnh, ao hồ để trang trí
- Khắc phục tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng ở một số ao hồ: do khử được các muối nitrat và phốt phát
- Giảm nhiệt độ của ao nuôi và giảm tỉ lệ bay hơi của nước
- Làm nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm
- Làm nguồn thức ăn cho ốc và cá trắm cỏ
4. Bèo tai chuột
Khái niệm
Bèo tai chuột Thuộc Salviniaceae, tên tiếng anh là giant water fern hoặc là giant salvinia, đây là giống bèo phát triển mạnh mẽ, thích nghi với khí hậu nóng ẩm, mua nhiều trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thường sống nổi trên mặt nước trong các ao hồ, đầm lầy, kênh mương và sông ngòi. Thường sử dụng trong các hồ thủy cảnh.
Đặc điểm của bèo tai chuột
Có kích thước lớn cỡ 50-55cm, Có tốc độ mọc nhanh chóng, nổi trên mặt nước. Tạo ra nguồn sinh khối lớn cỡ 400 tấn/ha. Đây là loài thực vật thủy sinh với tốc độ phát triển chóng mặt. Tuy nhiên lớp bèo lớn này sẽ giảm lượng oxy hòa tan trong nước và có tốc độ xâm lấn sang các ao hồ khác rất nhanh chóng.
Ứng dụng của bèo tai chuột
- Tạo nguồn sinh khối nguồn phân hữu cơ
- Làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm
- Cần căng dây, sử dụng lưới để tạo ra các khoang nuôi tránh hiện tượng bèo xếp chồng
Những lưu ý khi nuôi bèo
Lưu ý khi chọn địa điểm nuôi bèo
- Môi trường nuôi là nơi khuất gió
- Môi trường nuôi nên sạch sẽ, nguồn NH3 trong nước không quá nhiều ( NH3 có nhiều trong nước tiểu và phân tươi)
Lưu ý khi chăm sóc bèo
- Bèo sẽ bị khô khi các bạn chăm sóc thiếu chất dinh dưỡng
- Với ao nuôi 100m² ta bổ sung lượng chất dinh dưỡng: 50kg phân chuồng, 0,5 kg lân, 0.25kg đạm
- Khi ao nuôi ngả màu đen, mùi khai cần thay nước tránh hiện tượng bèo chết do xót
Video tham khảo về cách nuôi bèo cám
Cách nuôi bèo tấm:
Nuôi bèo tấm cho ốc nhồi
Nuôi bèo tấm cho cá trắm cỏ
Xem thêm về CÁCH NUÔI BÈO TẤM, MÔ HÌNH LÀM GIÀU TỪ BÈO TẤM.